Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Sora Gardens I: Cao ốc căn hộ trong đô thị Tokyu Bình Dương - cafeland.vn

==> Thị trường bất động sản: Tọa đàm gỡ vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ

Nằm trong tổng thể Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương - Thành phố Mới Bình Dương, Sora Gardens I là 1 trong 3 khu căn hộ cao tầng của tổng thể dự án Sora Gardens. Dự án nằm tại khu cửa ngõ của Trung tâm Thành phố Mới Bình Dương, nằm cách Trung tâm Chính trị Hành chính Tập trung của tỉnh Bình Dương trong tương lai khoảng 5 phút đi bộ, và rất nhiều tiện ích khác như Trung tâm văn hóa, Khu Thể thao, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), Trường Nguyễn Khuyến,...

Vị trí Sora Gardens I trên map.cafeland.vn
Quy mô dự án:
Nằm trong tổng thể Sora Gardens với 1.500 căn hộ trên diện tích 31.287 m2, dự án bất động sản Sora Gardens I được xây dựng trên diện tích 9.082 m2 gồm 2 bock cao 24 tầng có chung tầng đế.
Tầng đế được bồ trí làm trung tâm thương mại.
Khu căn hộ gồm khoảng 400 căn hộ, mỗi căn có diện tích từ 70 – 100 m2.
Ngoài những vườn cây trên không và cây xanh bao phủ các bức tường của những tầng đế, Sora Gardens I còn có khu vực dùng chung là: Khu giải trí, phòng Gym, hồ bơi trên cao, bãi đậu xe, khu vực giữ xe máy...
Thông tin từ CafeLand:
Sora Gardens I đã được Công ty TNHH Becamex Tokyu ( Liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu - Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC - Việt Nam) tổ chức khởi công xây dựng vào cuối tháng 11 vừa qua. Dự kiến Sora Gardens I sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.
Thông tin nhanh dự án:
Dự án: Sora Gardens I
 Tổng diện tích: 9.082 m2
Vị trí: Đại lộ Hùng Vương,Thành phố mới Bình Dương, Bình Dương
 Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Căn hộ chung cư
 Ngày khởi công: Tháng 11/2012
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Becamex Tokyu
Năm hoàn thành: Quý I/2014


TAG: Sora Gardens I, căn hộ Sora Gardens I, Tokyu Bình Dương

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Tọa đàm gỡ vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ

==> Thị trường bất động sản: Luật Xây dựng (sửa đổi): Cần khắc phục hiện tượng “nở rộ” chủ đầu tư công

Sáng 27/6, cuộc tọa đàm với chủ đề “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương.
Những nội dung được đề cập đến tại buổi tọa đàm đều là những vướng mắc đối với cơ quan chức năng trong thực hiện mục tiêu của Chỉ thị 05, đồng thời cũng là bức xúc của người dân ở nhiều địa phương, nhất là những tỉnh, thành phố lớn như các trường hợp xin cấp sổ đỏ vướng về hồ sơ nguồn gốc đất, hiện tượng trung gian, cò mồi; thói quen xin, cho; bệnh quan liêu, tiêu cực của cán bộ thực thi; việc miễn, hoãn nộp tiền thuế sử dụng đất, lệ phí trước bạ… trong tiến trình cấp sổ đỏ.

Theo Nghị quyết số 30/2013/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 24/4 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2013 việc cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất (sổ đỏ) phải đạt 95% trở lên đối với trường hợp đủ điều kiện; đạt 85% diện tích sử dụng trở lên đối với các loại đất chính.

Đây được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến các cấp cơ sở.

Gắn trách nhiệm cấp sổ đỏ với việc hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức

Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, với sự cố gắng của trung ương, địa phương, kết quả đạt được tương đối tích cực.

Cả nước đã cấp được 36,5 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,36 triệu ha, đạt 84,1% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước. Về đất ở đô thị, tỷ lệ cấp đạt 81,1%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%. Về đất ở nông thôn: đã cấp đạt 85,5%; còn 27 tỉnh đạt dưới 85%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương, lãnh đạo Bộ đã trực tiếp đến các địa phương chậm tiến độ hay còn gặp vướng mắc để chỉ đạo giải quyết.

Mặt khác, Bộ thường xuyên giao ban với các tỉnh có số lượng tồn đọng còn nhiều (22 tỉnh), tổ chức giao ban 3 tháng, 6 tháng/lần, trên cơ sở đó giải quyết vướng mắc đồng thời đôn đốc địa phương đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Ông Hiển cho rằng cho đến nay, những trường hợp còn lại chưa dược cấp sổ đỏ đều có một số vướng mắc do sai phạm hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều biên. Việc giải quyết những trường hợp này đòi hỏi có sự cố gắng của các bên và không thể làm trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị cần thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, vì vậy trách nhiệm của các ngành, địa phương là phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cao nhất có thể.

Ngoài ra, việc đánh giá nhiệm vụ này sẽ được gắn với việc hoàn thành trách nhiệm cán bộ, công chức hàng năm. Địa phương nào không hoàn thành, kể cả Bộ Tài nguyên Môi trường thì cũng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nhưng điều quan trọng nhất là cán bộ chức năng, có liên quan phải ý thức rõ trách nhiệm của mình để phấn đấu hoàn thành, ông Hiển nhấn mạnh.

Khắc phục khó khăn về kinh phí

Thừa nhận vấn đề kinh phí đúng là ảnh hưởng đến tiến độ cấp sổ đỏ, ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng đây cũng là nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của các địa phương.

Ông Lịch cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cấp 1.000 tỷ đồng hỗ trợ 42 tỉnh cho công tác đo đạc và cấp sổ đỏ. Tuy nhiên khối lượng các tỉnh thực hiện được phần lớn trong năm 2012.

Trong năm 2012-2013, phần dành 10% tiền thu từ sử dụng đất tại các địa phương cho việc đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận cũng hết sức khó khăn vì nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giảm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, xem xét hỗ trợ các tỉnh có khó khăn về kinh phí để thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013.

Nâng cao năng lực bộ phận một cửa, mở rộng đối tượng miễn giảm phí, lệ phí

Về ý kiến đề xuất thay đổi cơ chế, làm sao cán bộ phải đi xin cấp sổ đỏ cho dân để tránh tiêu cực, ông Lịch cho rằng theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với các nước, chủ sở hữu, sử sụng đất bỏ kinh phí thực hiện công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính. Tại Việt Nam, nhà nước đầu tư các công tác đo đạc địa chính đất đai, người dân nộp khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí thẩm định.

Về vấn đề này, Thủ tướng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh tập trung thực hiện, trong đó các vấn đề là nâng cao năng lực các văn phòng đăng ký sử dụng đất; thực hiện trung tâm “một cửa.” Đội ngũ cán bộ công chức phải nâng cao, đề cao trách nhiệm, tiến hành thanh tra chống tiêu cực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải đáp về quy định miễn nộp lệ phí trước bạ trong việc đăng ký cấp sổ đỏ, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và thống kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Chính phủ đã quyết định giảm mức thu lệ phí trước bạ từ 1% xuống 0,5% và miễn thu cho nhiều đối tượng, nhất là cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp, các hộ chính sách, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, mức thu hiện tại là 0,5% mà như các địa phương phản ánh, đối với bà con nông dân ở nông thôn, thông thường phải nộp từ 3 triệu, 5 triệu, 10 triệu đồng cũng còn là cao.

Ngoài ra, mặc dù Chính phủ đã cho phép miễn thu lệ phí trước bạ đối với các đối tượng là hộ gia đình cá nhân mà sử dụng đất ở do nhận thừa kế, nhận tặng, cho của ông bà, bố mẹ, anh em con cháu trong gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định này, một số địa phương phản ánh vẫn còn vướng mắc do sử dụng đất thường theo truyền thống cha truyền con nối mà người dân không làm thủ tục thừa kế theo quy định.

Chính phủ đã thống nhất giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiến hành rà soát sửa đổi theo hướng quy định cụ thể, khi cấp giấy chứng nhận lần đầu, những trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc ông cha để lại cũng miễn lệ phí trước bạ như trường hợp được nhận thừa kế.

Liên quan đến việc số lượng ít sổ đỏ được cấp cho người nước ngoài, các khách mời cho biết qua 5 năm thực hiện, đã có khoảng 520 giấy chứng nhận đã được cấp cho người nước ngoài mua nhà sở hữu ở Việt Nam trên 18 tỉnh/thành phố.

Ngoài lý do còn tồn đọng hồ sơ, trong quá trình thực hiện cũng có một số sai phạm, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài mua nhà sở hữu ở Việt Nam theo quy định là được mua chung cư, nhưng cũng có những người được mua đất, đất vườn.

Một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua người thân đứng tên, nên cũng có một số vụ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong vấn đề này.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và ông Vũ Văn Đát, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã trực tiếp trả lời câu hỏi của các bạn đọc về những vướng mắc cụ thể trong việc đề nghị cấp sổ đỏ ở Hà Nội và Quảng Ninh.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Luật Xây dựng (sửa đổi): Cần khắc phục hiện tượng “nở rộ” chủ đầu tư công

==> Thị trường bất động sản TPHCM: Chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ diện tích lớn thành nhỏ

Tại hội thảo Góp ý dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) do Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (27/9), TS Trần Ngọc Long - Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam cho rằng, theo quy định hiện hành, đối tượng làm chủ đầu tư dự án công được quy định khá “mở”, chính quy định lỏng lẻo này bắt tay cho hiện tượng “nở rộ” nhiều cơ quan làm chủ đầu tư.

Toàn cảnh hội thảo góp ý Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi)
Luật cần quy định rõ ràng, cụ thể
Theo TS Trần Ngọc Long, mỗi chủ thể tham gia xây dựng đều phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những sản phẩm, kết quả công việc được giao. Đối với dự án đầu tư công, Luật Xây dựng (sửa đổi) cần đưa ra những quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện, tiêu chí lựa chọn và hướng tới xây dựng tổ chức chuyên nghiệp làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công tương tự như kinh nghiệm của các nước phát triển.
“Nếu làm được như vậy, trong tương lai, đất nước sẽ có một bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, ngày càng được hoàn thiện để quản lý các dự án đầu tư công” - ông Long nhấn mạnh.
Ông Long cũng cho biết, thời gian qua và những năm gần đây, do điều kiện nguồn vốn NSNN hạn hẹp không đáp ứng yêu cầu đầu tư nên đã xuất hiện những hình loại dự án do doanh nghiệp đầu tư nhưng sử dụng vốn nhà nước hoặc tỷ trọng vốn nhà nước chiếm đa số. Về bản chất, đây là các dự án sử dụng vốn nhà nước nhưng đã được biến thể thông qua các chủ đầu tư là doanh nghiệp và hình thức thực hiện dự án là BOT, PPP hoặc BT nên mức độ quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đều bị giảm đáng kể qua tất cả các khâu từ thẩm định, phê duyệt, dự toán đến quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Một câu hỏi đặt ra, nếu vốn nhà nước là nguồn chủ đạo thì tại sao những dự án này không áp dụng các quy định về phân cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư tương tự như các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN. Hoặc nếu vì các điều kiện khống chế của nhà tài trợ hay nhà cung cấp vốn mà nhà nước buộc phải giao các doanh nghiệp làm chủ đầu tư thì rất cần đưa ra các quy định trong Luật sửa đổi và hệ thống văn bản nghị định, thông tư kèm theo nhằm tăng cường trách nhiệm toàn diện của các “Cơ quan quản lý nhà nước” hoặc “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền” về chất lượng, tiến độ, giá thành của loại dự án này.
Ông Long nhấn mạnh: “Nếu những quy định này được đưa vào Luật sửa đổi sẽ khắc phục được tình trạng phổ biến hiện nay là các chủ đầu tư “hờ” sau một thời gian triển khai dự án sẽ tiến hành các hoạt động “vận động hành lang” để thay đổi các tiêu chí, kể cả tiêu chí quan trọng đã được phê duyệt trong dự án”.
Việc phân cấp quản lý là cấp thiết
Nhìn từ quy hoạch xây dựng, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, cần phải thống nhất Luật Xây dựng là Luật cơ bản tác động đến các luật có liên quan về xây dựng không gian vật thể, đến khai thác tài nguyên, đất đai… đồng thời Luật Xây dựng phải là luật gốc để định hướng cho điều chỉnh những bất hợp lý của các Luật đã ban hành.
Ông Nghiêm cũng chỉ ra những tồn tại về cấu trúc, chương mục của Luật Xây dựng (sửa đổi). Ví dụ như Chương về Giấy phép xây dựng trong dự thảo Luật, ông Nghiêm cho rằng,  không nên đặt giấy phép xây dựng thành chương riêng trong dự thảo.
Ông Trần Ngọc Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, do dự án đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, số lượng dự án triển khai rất lớn nên việc phân cấp quản lý chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể cần được xác định rõ ràng.
“Cần quy định rõ nội dung thanh tra chuyên ngành, quyền hạn, nhiệm vụ chung về hoạt động đầu tư xây dựng với thanh tra của các Bộ, ngành được phân công. Hơn nữa, cần có các quy định chế tài, đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm của các chủ thể, kể cả các cơ quan quản lý nhà nước liên quan” - ông Hùng nhấn mạnh.
Bổ sung nhiều điểm mới
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ khắc phục những hạn chế của Luật Xây dựng 2003, trong đó đáng chú là được bổ sung một số điểm mới như: Điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng; Đảm bảo các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch và được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; Kết hợp với việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng…

Thị trường bất động sản TPHCM: Chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ diện tích lớn thành nhỏ

==> Thị trường bất động sản: Hủy án vụ bị kiện vì chậm giao căn hộ

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ có diện tích lớn thành diện tích nhỏ với điều kiện phải được Sở Xây dựng kiểm tra, xác định việc điều chỉnh này đảm bảo các quy định về chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch…

Ảnh minh họa
Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ giải quyết thủ tục điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở này cho các dự án đủ điều kiện tại các quận ven và huyện ngoại thành.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng chấp thuận điều chỉnh chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với các điều kiện tương tự như trên.
Ngoài ra, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND quận, huyện trực tiếp nhận hồ sơ của các hộ dân và giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp đã được bàn giao đất tại thực địa, đã xây dựng nhà ở, sử dụng ổn định và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Thị trường bất động sản: Hủy án vụ bị kiện vì chậm giao căn hộ

==> Thị trường bất động sản Hà Nội: 80.000 căn hộ chưa có sổ đỏ vì chủ đầu tư sai phạm

Theo tòa phúc thẩm, cần thiết phải triệu tập công ty hợp tác đầu tư xây dự án chung cư với bị đơn tham gia tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Ngày 27-9, TAND TP.HCM đã hủy án sơ thẩm trong vụ bà Nguyễn Thị Bích Ngọc kiện Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Cường đòi tiền phạt vì chậm giao căn hộ.
Sơ thẩm buộc bồi thường hơn 258 triệu đồng
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, theo đơn khởi kiện của bà Ngọc (ngụ căn hộ A1507 chung cư Quốc Cường - Gia Lai, 421 Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7), ngày 1-3-2010 bà ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ Quốc Cường Gia Lai. Do bà mua lại căn hộ từ chủ trước nên khi ký lại hợp đồng với công ty, trên hợp đồng vẫn thỏa thuận thời gian bàn giao căn hộ là tháng 7-2009. Nhưng đến tháng 4-2011, bà mới nhận được căn hộ nên yêu cầu Công ty Quốc Cường phải bồi thường.
Ban đầu, bà Ngọc khởi kiện về ba vấn đề: Đòi tiền phạt chậm giao nhà, giao nhà không đúng chất lượng cam kết và công ty đã thu tiền VAT sai. Tuy nhiên, sau đó để được giải quyết nhanh, bà Ngọc đã tách hai yêu cầu sau ra, chỉ yêu cầu đòi tiền phạt vì chậm giao nhà.
Về phần mình, Công ty Quốc Cường không đồng ý bồi thường cho bà Ngọc, cho rằng điều khoản về thời điểm bàn giao căn hộ trong hợp đồng góp vốn giữa hai bên là vô hiệu. Bà Ngọc khi ký hợp đồng thì đã biết thời gian bàn giao căn hộ sẽ bị chậm, chẳng qua là do sơ sót nên trong hợp đồng vẫn ghi ngày giao nhà là tháng 7-2009, trong khi thực tế hợp đồng được ký vào ngày 1-3-2010.
Chung cư Quốc Cường - Gia Lai ở phường Tân Kiểng (quận 7), nơi xảy ra tranh chấp chậm giao căn hộ giữa bà Ngọc với Công ty Quốc Cường. Ảnh: H.YẾN
Tại phiên xử sơ thẩm, TAND quận 3 nhận định tại Điều 5 hợp đồng góp vốn giữa hai bên nguyên, bị có thỏa thuận thời gian bàn giao căn hộ là vào tháng 7-2009, có thể sớm hoặc chậm hơn ba tháng nhưng phải được thỏa thuận lại bằng văn bản. Ở vụ này, hợp đồng được ký ngày 1-3-2010 là sau thời điểm thỏa thuận trên, dẫn đến việc thời điểm giao căn hộ không rõ ràng.
Đôi bên không thống nhất được với nhau nên theo quy định pháp luật dân sự thì phải vận dụng sao cho có lợi cho các bên. Do bà Ngọc ký hợp đồng vào ngày 1-3-2010, đã thanh toán được 95% giá trị căn hộ là đáp ứng đủ điều kiện để nhận căn hộ như đã thỏa thuận. Như vậy, tòa sẽ lấy thời điểm này để tính thời gian chậm giao căn hộ cụ thể đến ngày 23-4-2011 là 13 tháng 22 ngày, làm tròn thành 13,5 tháng...
Cuối cùng, tòa buộc Công ty Quốc Cường phải trả hơn 258 triệu đồng tiền phạt cho bà Ngọc vì chậm giao căn hộ 13,5 tháng nhưng bác yêu cầu trả lãi chậm thanh toán số tiền này.
Ngay sau đó, Công ty Quốc Cường đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu xem xét tính pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng căn hộ giữa người chủ cũ và bà Ngọc; nêu ra những khó khăn của công ty trong quá trình thi công do khách hàng góp vốn chậm...
Xuất hiện tình tiết mới
Tại phiên xử phúc thẩm, đại diện Công ty Quốc Cường cho rằng cấp sơ thẩm xác định thời điểm bàn giao căn hộ chưa phù hợp vì hai bên đều biết trên thực tế không thể bàn giao vào giai đoạn đó (chung cư mới xây xong phần thô).
Mặt khác, việc cấp sơ thẩm không đưa Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Nhà Hưng Thịnh (đơn vị hợp tác đầu tư xây dự án chung cư với Công ty Quốc Cường) vào tham gia tố tụng để chia sẻ trách nhiệm là không đúng quy định.
Ngoài ra, hợp đồng của chủ cũ chuyển giao căn hộ cho bà Ngọc chưa được giải quyết triệt để. Theo đại diện của Công ty Quốc Cường, hợp đồng góp vốn giữa công ty với bà Ngọc vô hiệu còn bởi lý do là không qua công chứng...
Đối đáp lại, bà Ngọc khẳng định hợp đồng góp vốn này không vô hiệu. “Nếu bây giờ phía công ty nói hợp đồng do chính công ty soạn thảo vô hiệu thì tôi có cảm giác là tôi đang bị lừa” - bà Ngọc nói.
Theo đại diện VKS, phía Công ty Quốc Cường đã đưa ra nhiều tình tiết mới cần làm rõ như các hợp đồng hợp tác giữa Quốc Cường và Hưng Thịnh, hợp đồng chuyển nhượng giữa các khách hàng mua căn hộ. Những tình tiết mới này cấp phúc thẩm không thể xác minh, bổ sung nên cần hủy án.
Đồng tình, tòa phúc thẩm nhận định để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì cần triệu tập Công ty Hưng Thịnh tham gia tố tụng. Từ đó, tòa đã hủy án, chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản Hà Nội: 80.000 căn hộ chưa có sổ đỏ vì chủ đầu tư sai phạm

==> Thị trường bất động sản: Cấp sổ đỏ cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở: Đã có lối thoát

Chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính, xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng sai mật độ, có sự chuyển đổi chủ đầu tư… là những nguyên nhân khiến 80.000 căn hộ ở Hà Nội chưa được cấp sổ đỏ.

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” sáng 27/9, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có 223 dự án phát triển nhà ở, trong đó đã và đang triển khai tầm 70%. 223 dự án tương ứng với khoảng 220.000 căn hộ gồm cả thấp và cao tầng.
Đến nay đã bàn giao cho người mua nhà khoảng 120.000 căn hộ và cấp giấy 30.000 căn thuộc những trường hợp làm đúng quy định. Còn khoảng 80.000 căn chưa được thực hiện cấp giấy là do nằm trong diện chủ đầu tư có sai pham, một là nợ nghĩa vụ tài chính; hai là xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng sai mật độ; và có sự chuyển đổi chủ đầu tư.

Chung cư The Manor và nhiều chung cư khác ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ dù đã ở nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Lê
Ông Nghĩa cho hay, hiện nay một số chủ đầu tư cho đến giờ phút này không chịu phối hợp. Trên địa bàn Hà Nội có 223 dự án phát triển nhà ở, sau khi có Thông báo 327 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Sở đã thông báo tất cả các chủ đầu tư kê khai nhưng đến nay mới có khoảng 110 doanh nghiệp liên hệ, số chủ đầu tư nộp hồ sơ rất ít.
“Sau khi chúng tôi thông báo đến lần thứ 3, nếu chủ đầu tư không thực hiện kê khai thì chúng tôi thực hiện công tác thanh tra, xử lý, xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô, Nghị định 105. Chúng tôi có thể tiếp nhận hồ sơ lẻ không cần thông qua chủ đầu tư đối với các trường hợp người dân mua nhà ở các dự án phát triển nhà ở có thể nộp hồ sơ trực tiếp”, ông Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, theo ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì vấn đề kinh phí cũng ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Dù không phải nguyên nhân trực tiếp nhưng đó lại là nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của các địa phương.
Ông Lịch cho biết: Ngày 18/3/2013, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp 1000 tỷ đồng hỗ trợ 42 tỉnh cho công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khối lượng các tỉnh thực hiện được phần lớn trong năm 2012.
Trong năm 2012-2013, phần dành 10% tiền thu từ sử dụng đất tại các địa phương cho việc đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận  cũng hết sức khó khăn vì nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giảm, nên ảnh hưởng lớn, dành kinh phí cho công tác này. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, xem xét hỗ trợ các tỉnh có khó khăn về kinh phí để thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013.
Về giải pháp tháo gỡ vấn đề cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới, ông Nghĩa cho biết sẽ được “gỡ” bằng Thông báo 327 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Có phương án giải quyết tách bạch giữa lỗi và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với nhà nước thì nhà nước xử lý, còn nếu là lỗi của người dân thì người dân phải chịu trách nhiệm. Người dân không có lỗi thì sẽ thực hiện việc kê khai và cấp giấy. Có thể cấp thẳng cho người dân thông qua các cơ quan địa phương hoặc chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ kê khai để cấp giấy cho người dân.
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Cấp sổ đỏ cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở: Đã có lối thoát

==> Thị trường bất động sản: Chấm dứt đặt tên Tây cho nhà ta?

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại các địa phương, đặc biệt là đối với các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Như vậy, nỗi lo lắng của hàng trăm nghìn hộ dân Thủ đô đã bước đầu được giải tỏa. Điểm "nghẽn" về cơ chế, chính sách đã được "gỡ", các cơ quan chức năng của TP cần thực hiện ngay để bảo đảm quyền lợi cho người dân và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Thành phố đang khẩn trương rà soát từng dự án để cấp sổ đỏ nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân. Ảnh: Khánh Nguyên

Ách tắc nhiều năm

Vấn đề ách tắc trong khâu cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở luôn là trăn trở của các ngành chức năng cũng như hàng trăm nghìn hộ dân trong nhiều năm nay. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, toàn TP đang có khoảng 590.000 trường hợp mua đất, nhà dự án có nhu cầu cấp sổ đỏ, trong đó, gần 200.000 trường hợp đã nộp đủ hồ sơ nhưng cơ quan chức năng chưa thể cấp vì lỗi của chủ đầu tư.
 
Theo ông Lê Tuấn Định, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, có nhiều lý do khiến việc cấp sổ đỏ cho người dân bị ách tắc. Nhiều dự án xây dựng sai phép, vượt số tầng, số căn hộ so với giấy phép. Có những đơn vị chưa nhận bàn giao mốc giới trên bản đồ, ngoài thực địa và chưa được cấp trích lục bản đồ khu đất nhưng đã xây nhà để bán. Lại có những doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, nợ nghĩa vụ tài chính hoặc chậm điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra, có một điểm vướng nữa là không ít nhà đầu tư chỉ là đơn vị thứ cấp, nhận sự ủy quyền từ công ty "mẹ", mà quy định hiện hành lại chưa công nhận sự ủy quyền này.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TN&MT nhấn mạnh, khi mua nhà, người dân không thể biết chủ đầu tư nào còn nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch, thậm chí xây dựng sai phép. Quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng từ lỗi của chủ đầu tư. TP đang khẩn trương rà soát từng dự án để cấp sổ đỏ nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân.
 
Tuy nhiên, để tháo gỡ được vấn đề này, Chính phủ cần có những hướng dẫn cụ thể. Ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT) đánh giá, tình hình cấp sổ đỏ đối với các dự án phát triển nhà ở đang còn tồn đọng nhiều vấn đề phức tạp. Thời gian qua, Bộ TN&MT đã cùng Hà Nội nhiều lần trao đổi bàn cách tháo gỡ. Về cơ bản, các vướng mắc đã có hướng giải quyết cụ thể và có khoảng 80% trường hợp của Hà Nội có thể cấp được sổ đỏ. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề đơn giản bởi chủ đầu tư nào cũng có cái vướng. Bộ TN&MT và TP Hà Nội đã rà soát cụ thể các trường hợp, qua đó kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền của Bộ và TP.

Phải bảo đảm quyền lợi của người dân

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc về cấp sổ đỏ và chỉ đạo giải quyết, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, hạn chế thất thu ngân sách. Chính phủ yêu cầu các địa phương thanh, kiểm tra việc thực hiện các dự án phát triển nhà ở; thực hiện các biện pháp mạnh để xử lý nghiêm chủ đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng.
 
Về hướng tháo gỡ, Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét, cấp sổ đỏ cho người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật trong các trường hợp: Công ty "mẹ" được Nhà nước giao đất thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhưng có văn bản ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho công ty "con" đầu tư và đứng tên ký kết hợp đồng bán nhà ở.
 
Bên bán nhà đã tự nhận chuyển nhượng dự án mà không làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay đứng tên ký hợp đồng bán nhà ở thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại thời điểm chuyển nhượng dự án. Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, đã xây dựng và bàn giao nhà ở cho người mua nhà theo hợp đồng bán nhà ở thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc sử dụng đất để thực hiện dự án của chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tại thời điểm hoàn thành công trình…

Thực hiện chỉ đạo trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu Sở TN&MT chủ trì cùng các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính, Cục Thuế Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có dự án) trong tháng 9-2013 thành lập tổ công tác để tham mưu cho TP giải pháp đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ cũng như xử lý chủ đầu tư vi phạm đã được kết luận.