Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Chấm dứt đặt tên Tây cho nhà ta?

==> Thị trường bất động sản Phú Quốc: cần đột phá về chính sách đất đai

Luật Nhà ở năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào về việc đặt tên cho các dự án phát triển nhà ở. Hậu quả là biển hiệu một công ty, một doanh nghiệp thì phải ghi đầy đủ bằng tiếng Việt nhưng tên của một tòa nhà, một dự án phát triển nhà ở thì lại có thể “ngoại ngữ” 100%.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tên “Tây” có… sức hút lớn?
Ở Hà Nội, hầu hết các khu nhà ở cao tầng đều mang những cái tên ngoại rất kêu như: Pacific Place, Somerset Grand Ha Noi,  Dolphin Plaza, Sico Tower, Crowne Plaza Complex, Richland Southern, Handi Resco Tower, The Manor, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Ecopark…
Ở TP.Hồ Chí Minh, hiếm hoi mới nhìn thấy các khu nhà ở mang tên Phú Mỹ Hưng, Thuận Kiều, Hùng Vương… còn lại phần lớn cũng là Saigon Paerl, Kumho Asian Plaza, Sunrise City, Dragon City, Kenton Residences…Những cái tên như Ocean Villas, The Pegasus Residen cũng xuất hiện ở Đà Nẵng, Đồng Nai hay bất cứ một thành phố nào đang hối hả đô thị hóa.
Trong khi số người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam mới đếm được trên đầu ngón tay, phần lớn khách hàng mà các chủ đầu tư nhắm đến đều là người Việt Nam thì nguyên cớ gì khiến các chủ đầu tư đua nhau đặt tên dự án của mình bằng tiếng nước ngoài? Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, có hai nguyên nhân khiến nhà đầu tư chọn tên ngoại để đặt cho dự án của mình.
Một là, doanh nghiệp muốn tạo sự chú ý để thu hút khách hàng vì không ít người nghĩ rằng dự án có “mác” ngoại thiết kế hiện đại, chất lượng cao hơn sản phẩm mang “mác” nội.
Hai là, một số chủ đầu tư chưa đủ tự tin về thương hiệu, sản phẩm của công ty mình nên mượn tên ngoại đặt cho dự án.
Còn một khách hàng đã mua nhà ở tại Pacific Place cho biết, đúng là khi mua căn hộ chị cũng có tâm lý cho rằng các tòa nhà có tên nước ngoài thì “đẳng cấp” hơn  nên không băn khoăn nhiều về giá cả và chất lượng. Đánh trúng tâm lý này, và cũng phải chạy theo tâm lý khách hàng, nhiều chủ đầu tư ban đầu đã chọn tên Việt cho dự án của mình, nhưng cân đi, đong lại, lại quyết định đổi tên dự án.
“Phải bằng tiếng Việt và không được viết tắt”
Xung quanh việc đặt tên nước ngoài cho các tòa nhà, trung tâm thương mại, khu đô thị mới, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Người thì cho rằng không thể chấp nhận việc trên đất Việt mà cao ốc nào cũng có tên bằng tiếng Anh, mai này con em đi học hỏi nhau ở đâu thì đứa khoe “tớ ở Kenton Residences”, đứa nói “tớ ở Dolphin Plaza”, làm mất bản sắc văn hóa Việt.
Người thì cho rằng đây là việc bình thường nếu nhà đầu tư là các công ty hay tập đoàn nước ngoài. Cũng không nên khắt khe đối với các nhà đầu tư Việt Nam chọn cách đặt tên tòa nhà bằng tiếng nước ngoài để tạo hiệu ứng truyền thông, thu hút khách hàng.
Vấn đề chính, theo phản ánh của các Sở Xây dựng là pháp luật chưa có quy định nào liên quan đến việc  đặt tên cho các dự án nhà ở, trung tâm thương mại. Do vậy, trong quá trình cấp phép xây dựng cho các dự án, các Sở không thể buộc chủ đầu tư các dự án phải dùng tiếng Việt và các chủ đầu tư cũng thỏa sức, mạnh ai người ấy chọn tên ngoại ấn tượng cho dự án của mình.
Nhìn thấy rõ vấn đề này, tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ  Xây dựng đưa ra lấy ý kiến nhân dân, Điều 22 về Nguyên tắc phát triển nhà ở theo dự  án đã bổ sung quy định: “Tên của dự án phát triển nhà ở, của khu nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt Nam và không được viết tắt” (Khoản 3).
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cũng quy định các dự án phát triển nhà ở, ngoài việc nghiệm thu, bàn giao nhà ở khi đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, còn phải được nghiệm thu hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trước khi đưa vào sử dụng.
Sẽ còn nhiều vấn đề cần phải bàn xung quanh tên của các khu nhà ở tại các đô thị  hiện nay, nhưng chắc chắn việc có một quy định cụ thể về cách đặt tên cho các tòa nhà sẽ hạn chế được sự lôm côm, luộm thuộm cho bề mặt các đô thị và cũng sẽ làm giảm bớt tâm lý "sính ngoại" của cả chủ đầu tư và người dân.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản Phú Quốc: cần đột phá về chính sách đất đai

==> Thị trường bất động sản: Thu hồi đất phải bảo đảm quyền lợi cho người dân

Đó là ý kiến của TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, tại Hội thảo khoa học xây dựng Đề án Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc trực thuộc Trung ương vừa diễn ra tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Cơ chế đặc thù về đất đai
Trên cơ sở các đại biểu dự Hội thảo đều thống nhất là cần thiết phải xây dựng mô hình Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc (Đặc khu Phú Quốc), TS. Trần Du Lịch đề xuất 2 vấn đề hết sức cốt lõi, đó là mô hình chính quyền đặc khu; thể chế và chính sách đặc thù. Trong đó, ông nhấn mạnh khâu đột phá chính sách về đất đai để tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào Đặc khu.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, phải mất nhiều năm mới hoàn thành Đề án Đặc khu Phú Quốc
Vì là mô hình đặc thù mang tính tự chủ tương đối và phù hợp với vị trí địa kinh tế của đảo Phú Quốc, ông Trần Du Lịch cho rằng, cần có cơ chế đặc thù về đất đai cho Phú Quốc.
Ông Trần Du Lịch kiến nghị, nên thay cơ chế thu hồi và giao đất như hiện nay bằng cơ chế “đấu giá quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng”.
Cụ thể, đề nghị Trung ương tạm ứng cho Phú Quốc một khoản vốn nhất định, hoặc Phú Quốc phát hành trái phiếu hay là cả hai nguồn này để chính quyền Phú Quốc trưng mua đất nông nghiệp của người dân, sau đó công khai đấu giá từng lô đất khi đã có quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, giá trưng mua của dân chênh lệch với giá bán lại cho nhà đầu tư (đấu giá) tạo ra phần thu về cho ngân sách, chính quyền Phú Quốc sẽ tính toán lại để chia sẻ lợi ích theo cơ chế 3 bên cùng có lợi (ngân sách địa phương, người dân bị thu hồi đất và nhà đầu tư).
Nguồn thu do chênh lệch đấu giá tạo cho ngân sách địa phương khoản thu lớn sẽ được tái đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật khu vực kế tiếp (nằm trong quy hoạch), tạo sức lan tỏa nhanh để thu hút nhà đầu tư.
“Thêm vào đó, cơ chế trưng mua và đấu giá quyền sử dụng đất sẽ loại bỏ tình trạng đầu cơ, chiếm đất, nâng giá và tham nhũng trong quản lý đất đai”, ông Trần Du Lịch nói.
Minh bạch hóa quản lý sử dụng đất
Để làm rõ hơn về quản lý đất đai theo mô hình Đặc khu Phú Quốc để hạn chế tiêu cực, ông Trần Du Lịch phân tích thêm, đất đai Phú Quốc là sở hữu quốc gia hay sở hữu toàn dân, nhưng từng mảnh đất đã trở thành hàng hóa đặc biệt thì phải thừa nhận tính chất đa sở hữu.
Và dù thừa nhận sở hữu của pháp nhân hay thể nhân, thì tính chất sở hữu đất đai là sở hữu có điều kiện, tức là Nhà nước có quyền quy định mục đích sử dụng thông qua quy hoạch và quyền trưng mua, quyền ưu tiên mua khi cần thiết phục vụ cho quốc phòng, an ninh, công cộng.
Trên thực tế, theo pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất có 8 quyền, xét về bản chất, thì đó là quyền sử dụng đất có điều kiện.
“Cụ thể là rừng, biển thuộc sở hữu quốc gia bất khả xâm phạm, được ủy thác cho chính quyền Đặc khu Phú Quốc quản lý và nó không phải là hàng hóa để mua bán. Loại đất thứ hai là công điền - công thổ do Nhà nước đang trực tiếp quản lý cần được được xác lập là tài sản của pháp nhân chính quyền Đặc khu và được quản lý theo chế độ sở hữu nhà nước. Loại đất thứ ba là đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đất ở… đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của pháp nhân hay thể nhân thuộc loại đất sở hữu có điều kiện. Xác định được chính danh thực trạng sử dụng đất như vậy sẽ minh bạch trong quản lý sử dụng đất của Phú Quốc”, ông Trần Du Lịch nêu vấn đề.
Đánh giá tóm tắt về Đề án Xây dựng mô hình Đặc khu Phú Quốc, ông Trần Du Lịch cho rằng, Đề án chưa “đủ đô” đột phá để tạo sức bật cho Phú Quốc, vì chưa đủ lợi thế về thể chế cạnh tranh. Đề án có nêu đột phá về chính sách thuế là cần thiết, nhưng chưa đủ, mà cần đột phá về chính sách và thể chế quản lý đất đai, khai thác có hiệu quả nhất từ quỹ đất để tái đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật.
“Tuy nhiên, dù mô hình hay thể chế nào thì yếu tố con người vẫn là quyết định. Do đó, Đề án nên nghiên cứu thêm về tiêu chí và chính sách sử dụng cán bộ, công chức, nhằm tạo lập đội ngũ cán bộ, công chức của Đặc khu Phú Quốc thực sự là sự lựa chọn tinh hoa.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Thu hồi đất phải bảo đảm quyền lợi cho người dân

==> Thị trường bất động sản: Đòi đổi thẩm phán, khách hàng Splendora vẫn thua kiện

Hôm qua (26/9), tiếp tục chương trình làm việc, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cho ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý như về thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, xử lý sai phạm về đất đai…

Thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người dân
“Chặn” tình trạng thu hồi tùy tiện
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, các quy định về thu hồi đất trong Dự thảo Luật vẫn còn nhiều bất cập, cần bổ sung. Cụ thể, diện thu hồi đất bằng cơ chế hành chính vẫn còn quá rộng. Thêm nữa, khái niệm thu hồi đất cho một số “dự án phát triển kinh tế, xã hội”  dễ bị lợi dụng, cần phải được cụ thể hóa ngay trong Luật (mà không giao cho Chính phủ quy định).
Thừa nhận thực tế khó tìm được sự đồng thuận 100% ở người dân có đất bị thu hồi trong một dự án, gây khó khăn cho chủ đầu tư khiến dự án bị chậm tiến độ, bà Lê Thị Nga cho rằng, nhà đầu tư thường không thích cơ chế tự thỏa thuận với dân, vì cũng có trường hợp việc thỏa thuận kéo dài, ách tắc. Vậy thì cần có quy định với dự án đền bù giải phóng mặt bằng đã được sự đồng thuận của 70 – 80% số hộ có đất thì 20% còn lại cũng phải di dời.
Trước băn khoăn của một số đại biểu (ĐB) nếu không quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang khẳng định sẽ xem xét lại một số khoản, mục tại Điều 62 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để hạn chế tình trạng nói trên.
Đề cập tình trạng khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai diễn biến phức tạp làm mất thời gian của các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân trong thời gian qua, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Luật Đất đai hiện hành chưa quy định thật cụ thể về thu hồi đất, giá đất không hợp lý, lợi ích giữa nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi còn chênh lệch quá nhiều.
“Tôi đồng tình là việc thu hồi đất được quy định trong Hiến pháp một cách tổng thể, còn Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định cụ thể về từng trường hợp thu hồi đất” - ông Vinh nói. Cũng theo ĐB Vinh, có ý kiến cho rằng Dự luật vẫn nghiêng về tạo thuận lợi cho nhà quản lý và nhà đầu tư mà “nhẹ” về đảm bảo quyền lợi của dân; phải giải tỏa được tâm lý này mới an dân.
Đừng để người dân bức xúc vì dự án “treo”
ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) ghi nhận những tiếp thu, chỉnh lý Dự luật so với Dự thảo được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước nhưng ông cho rằng “vẫn chưa triệt để”. ĐB Hương đề nghị bổ sung cả những trường hợp đất bị sụt lún, những trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, thời tiết bất thường khác, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của con người. “Các trường hợp thu hồi đất này không có yếu tố lỗi của Nhà nước, không có yếu tố lỗi của người sử dụng đất, nhưng khi xảy ra thì bà con ở những vùng núi, khó khăn cũng cần được bồi thường và cần được hỗ trợ để ổn định đời sống”.
Liên quan đến trường hợp đất bị thu hồi do quá trình sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) phản ánh về thực tế có rất nhiều dự án khu sinh thái, khu du lịch rộ lên một thời, đã được xây dựng dang dở. Thu hồi đất này có đền bù những tài sản trên đất đã xây dựng không?. Không đền bù thì vi phạm quyền tài sản của nhà đầu tư, mà đền thì chi phí rất lớn, lấy ở đâu ra? – ĐB Sinh hỏi.
Quan tâm đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, ĐB Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp chỉ ra thực tế: “Có hàng triệu hộ dân trong vùng quy hoạch thì quyền sử dụng đất của họ đến đâu, trong khi có dự án treo hàng chục năm, thậm chí cả đời người. Đây là vấn đề rất bức xúc”. Mặc dù đã thấy “thấp thoáng” trong quy định tại Điều 49 Dự thảo Luật nhưng theo ĐB Đương vẫn chưa rõ.
Ghi nhận ý kiến ĐB Đương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần quy định làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch nhưng cũng ngăn chặn tình trạng lợi dụng để trục lợi tiền đền bù... Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới đây.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Đòi đổi thẩm phán, khách hàng Splendora vẫn thua kiện

==> Thị trường bất động sản: Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân bức xúc vì "nắn" phạm vi lấy đất

Chiều ngày 25/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã tuyên án sơ thẩm phiên xử thứ 2 đối với 3 khách hàng kiện chủ đầu tư Dự án Splendora.

Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã mở phiên tòa thứ 2 xét xử vụ án dân sự khách hàng Dự án Splendora kiện Công ty Liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Rất nhiều khách hàng dự án Splendora quan tâm tới kết quả phiên tòa.
Tại phiên tòa, các nguyên đơn gồm ông Vũ Văn Thành, Trần Xuân Hào và Lương Thanh Tú đã đưa ra những chứng cứ, lập luận nhằm yêu cầu phía bị đơn là An Khánh JVC phải thực hiện đúng hợp đồng mua bán, phải gửi Thông báo hoàn tất phần thô của căn nhà và Thông báo thời điểm bàn giao phần thô của căn nhà; Yêu cầu An Khánh JVC bàn giao phần thô của căn nhà; Đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức tuyên hủy Thông báo nộp tiền đợt 2 và Thông báo chậm thanh toán khoản tiền đợt 2.
Tuy nhiên, những yêu cầu trên đã bị Hội đồng xét xử bác bỏ. Đối với yêu cầu An Khánh JVC phải gửi thông báo hoàn tất phần thô, bàn giao phần thô, Hội đồng xét xử cho rằng, do các khách hàng chưa thực hiện nghĩa vụ đóng tiền lần 2 nên không có đủ cơ sở để xác định An Khánh JVC vi phạm hợp đồng để buộc bị đơn phải chịu trách nhiệm.
Hiện dự án Splendora đã hoàn thiện căn nhà và chuẩn bị bàn giao nên yêu cầu bàn giao phần thô không thể thực hiện trong thực tế, nên yêu cầu này không có căn cứ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Vũ Văn Thành cho biết, ông rất thất vọng với phán quyết của Hội đồng xét xử và sẽ cân nhắc việc gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội.
Trước đó, ngày 9/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức cũng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án ông Phùng Tất Thắng kiện chủ đầu tư An Khánh JVC với những nội dung tương tự và Hội đồng xét xử cũng đã bác toàn bộ nội dung khởi kiện của ông Phùng Tất Thắng.
Ông Phùng Tất Thắng cũng đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội.
Ngày 23/9, trước phiên tòa này 1 ngày, ông Vũ Văn Thành đã có "Đơn khiếu nại" gửi Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức khiếu nại bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa vì bà Thủy "không tiến hành thu thập chứng cứ là Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt của căn nhà ông Vũ Văn Thành".
Ông Thành đã yêu cầu thay đổi thẩm phán xét xử vụ việc đối với bà Nguyễn Thị Thu Thủy. Tuy nhiên, yêu cầu này của ông Vũ Văn Thành đã bị Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức bác bỏ.
Được biết, có tổng cộng 18 khách hàng dự án Splendora kiện chủ đầu tư với các nội dung tương tự và đến thời điểm này Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã đưa ra xét xử sơ thẩm 4 vụ kiện trên.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân bức xúc vì "nắn" phạm vi lấy đất

==> Thị trường bất động sản: Ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư

Việc điều chỉnh phạm vi lấy đất của Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội đã gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân, là một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ dự án.

Tại cuộc gặp mặt lấy ý kiến và trả lời các chính sách giải phóng mặt bằng dự án cầu Nhật Tân giữa các cơ quan chức năng Hà Nội với người dân phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm hộ dân phường Phú Thượng bức xúc về đề xuất điều chỉnh phạm vi cầu Nhật Tân khiến hàng trăm hộ dân vốn không thuộc diện giải tỏa bỗng được yêu cầu di dời để phục vụ Dự án cầu Nhật Tân.

Dự án cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB) ở Sóc Sơn (hơn 300 hộ dân) và phía Nam cầu (hơn 100 hộ ở quận Tây Hồ).

Liên tiếp các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thúc tiến độ GPMB song công tác này vẫn chưa có chuyển biến, đặc biệt tại phường Phú Thượng, Tây Hồ.


Người dân bức xúc việc nắn chỉnh phạm vi lấy đất của Dự án cầu Nhật Tân.
Theo Quyết định số 650/QĐ-BGTVT ngày 15.3.2006 đầu tư dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, Bộ Giao thông vận tải giao cho Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tại (TEDI) tổ chức tư vấn lập dự án nằm trong tổng thể quy hoạch chung của TP Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108 ngày 20.6.1998.

Trong suốt quá trình triển khai lập nghiên cứu khả thi dự án cầu Nhật Tân, Bộ GTVT và TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, thống nhất chỉ đạo các cơ quan tư vấn nghiên cứu, khảo sát, thiết kế nút giao liên thông Phú Thượng hoàn chỉnh, đảm bảo mỹ quan và đặc biệt phải phù hợp với quy hoạch lâu dài… Quyết định 650 ngày 15.3.2006 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án cũng nêu rất rõ nút giao Phú Thượng là nút giao khác mức, liên thông dạng hoa thị hoàn chỉnh…

Sau gần nửa năm Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án, ngày 8.8.2006 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đỗ Hoàng Ân ký công văn số 3453/UBND-XDĐT gửi Bộ GTVT đề nghị xem xét chỉ đạo chủ đầu tư và tư vấn dự án điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao với đê Hữu Hồng (đầu phía Nam cầu Nhật Tân - nút giao Phú Thượng) để không cắt vào các khu đất biệt thự D1, D3 (biệt thự Vườn Đào bán đấu giá) và khu đất của Công ty xây dựng giao thông đô thị (nay là Công ty cổ phần) để xây dựng chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn… TEDI đã nghiên cứu, xây dựng và trình phương án điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng theo đúng đề nghị của TP Hà Nội và nhanh chóng được lãnh đạo Bộ GTVT chấp thuận.

Ngay sau khi Bộ GTVT chấp thuận phương án điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng do TEDI trình, UBND TP Hà Nội cũng đã vào cuộc rất khẩn trương chấp thuận các phương án điều chỉnh, bổ sung chỉ giới đường đỏ bờ phía Nam sông Hồng (phía nút giao Phú Thượng tỷ lệ 1/500) thuộc dự án cầu Nhật Tân.

Tại cuộc gặp mặt, hơn 150 hộ dân thuộc các tổ dân phố 47b, c, d phường Phú Thượng, bị thu hồi đất, bày tỏ bức xúc trước sự mập mờ trong quá trình lập, tư vấn, thiết kế và nắn chỉnh quy hoạch nút giao Phú Thượng của Bộ GTVT và TP Hà Nội mà trực tiếp của là TEDI với vai trò là cơ quan chuyên môn tổ chức tư vấn lập dự án và cũng là cơ quan trực tiếp điều chỉnh phương án thiết kế nút giao Phú Thượng.

Người dân cho rằng nếu không điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng thì sẽ không có chuyện phải bổ sung, điều chỉnh chỉ giới đường đỏ. Nếu không bổ sung, điều chỉnh chỉ giới đường đỏ thì hơn 150 hộ dân này sẽ không phải rơi vào cảnh bỗng dưng trong diện giải phóng mặt bằng mất nhà, mất đất chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp và các đại gia đang sở hữu các biệt thự hàng chục tỷ đồng trong các khu D1, D3 Vườn Đào. Và họ nói tại cuộc họp như thế là “không thể chấp nhận được”

Trong buổi gặp mặt công bố các chính sách giải phóng mặt bằng dự án cầu Nhật Tân diễn ra ngày 19.9 với sự tham dự của đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc và UBND quận Tây Hồ, người dân mới “ngã ngửa” khi nghe một cán bộ của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội thông tin: “…TEDI đề xuất phạm vi cầu Nhật Tân vi phạm vào quản lý quy hoạch của TP.Hà Nội…”.

Cũng tại cuộc gặp này khi lý giải câu hỏi của người dân về công văn 3453 ngày 8.8.2006 của UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao Phú Thượng, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội - cho rằng, đề nghị chỉ là ý kiến của TP Hà Nội còn việc chấp thuận hay như thế nào là do Bộ GTVT quyết định!

Liên quan đến vấn đề này, người dân đã gửi đơn, thư khiếu kiện, tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân phường Phú Thượng, họ chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Thị trường bất động sản: Ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư

==> Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư Hancorp Plaza bị đòi bồi thường 140 tỷ đồng

Nhiều ý kiến ủng hộ vì điều này không làm hạn chế quyền lợi người mua. “Chắc chắn giá thành căn hộ chung cư có thời hạn 70 năm sẽ không giảm so với giá hiện nay nhưng vẫn nên quy định thời hạn sở hữu chung cư trong luật vì nhiều lợi ích khác” - ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, có ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (xem Pháp Luật TP.HCM ngày 25-9). Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
Sở hữu 70 năm không khác lâu dài
Hiện tại TP đã có một số dự án chung cư có quy định thời hạn sở hữu. Chẳng hạn, Công ty Lê Thành đang thí điểm hình thức cho thuê căn hộ trong 49 năm với giá 350 triệu đồng. Một số dự án khác cũng cho thuê đơn giá tính theo tháng, trong thời hạn 6-12 năm như dự án Beehome của chủ đầu tư C.T Group. Ông Nghĩa cho hay sở dĩ căn hộ 49 năm có giá thấp là do không phân bổ giá trị của đất vào giá thành sản phẩm.
“Sau 49 năm, công ty lại cho khách hàng thuê tiếp. Trong khi đó, nếu bán căn hộ thời hạn 70 năm thì chắc chắn chủ đầu tư sẽ phân bổ giá trị đất vào trong giá sản phẩm. Khi đó giá căn hộ cũng không thể giảm được” - ông Nghĩa phân tích.
Việc quy định thời hạn sở hữu chung cư đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang bộ mặt đô thị khi chung cư hết tuổi thọ, xuống cấp, cần phải tháo dỡ. Ảnh: HTD
Đồng quan điểm, ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Nhà Bình Dân, cũng cho rằng quy định sở hữu căn hộ trong 70 năm cũng không khác gì thời hạn sử dụng lâu dài. Do đó giá căn hộ cũng sẽ tương đương căn hộ không quy định thời hạn. Tuy nhiên, ông Tú lo ngại khách hàng không thích loại hình căn hộ này, bởi tâm lý của người Việt Nam là thích sở hữu nhà đất lâu dài để truyền lại cho đời con, đời cháu.
“Trong giai đoạn đầu giao dịch căn hộ có thể sẽ khựng lại một chút do khách hàng chưa quen hình thức sở hữu nhà có thời hạn. Tuy nhiên, khi điều này trở thành phổ biến trong xã hội, người ta cũng sẽ quen dần và chấp nhận được” - ông nhận định.
Ông Hoàng Mạnh Thắng, Phó phòng Công chứng số 7, thì cho rằng thời hạn 70 năm là khá dài. Bởi chất lượng chung cư chỉ khoảng 50 năm là đã xuống cấp nặng, hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cư dân. Theo ông Thắng, điều quan trọng không phải là quy định sở hữu căn hộ trong thời hạn bao lâu mà là chế độ, chính sách giải quyết cho người dân sau thời gian đó ra sao. “Không có việc mất trắng toàn bộ căn hộ khi hết hạn mà người mua sẽ được hưởng những chính sách, quyền lợi về chỗ ở mới” - ông Thắng lưu ý.
Giải quyết được hệ quả khi chung cư hết “đát”
Theo ông Nghĩa, điều được nhất của việc quy định sở hữu căn hộ có thời hạn là đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang bộ mặt đô thị khi chung cư hết tuổi thọ, cần phải tháo dỡ. “Trên thế giới không ai quy định căn hộ chung cư là sở hữu vĩnh viễn. Luật cần quy định rõ về trường hợp nhà ở riêng lẻ và chung cư hết thời hạn thì sẽ được giải quyết ra sao” - ông góp ý.
Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 11, ông Võ Xuân Quang, cho biết thực tế tháo dỡ chung cư cũ để xây mới không mấy khó khăn nếu chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư thỏa đáng. Ông Quang cũng ủng hộ việc luật hóa quy định thời hạn sở hữu chung cư. “Chung cư có nghĩa là nhà chung của nhiều người, người sở hữu căn hộ chung cư bị một số hạn chế là tất yếu. Chung cư có tuổi thọ nên sở hữu căn hộ có thời hạn cũng là hợp lý” - ông Quang góp ý.
Ông Quang cũng cho hay vì không có quy định tuổi thọ, thời hạn của chung cư nên khi một chung cư cũ xuống cấp cần được tháo dỡ thì trước nay chỉ dựa vào căn cứ là “công trình có nguy cơ sụp đổ”. Tuy nhiên, việc xác định công trình có nguy cơ sụp đổ hiện cũng chưa được rõ như cơ chế, cấp nào xác nhận, nguy cơ tới đâu… “Do vậy, việc luật quy định sở hữu căn hộ có thời hạn là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người mua chứ không phải là giảm quyền lợi của họ” - ông Quang nhấn mạnh.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư Hancorp Plaza bị đòi bồi thường 140 tỷ đồng

==> Thị trường bất động sản: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có khả thi?

Cư dân yêu cầu chủ đầu tư bồi thường số tiền này vì chậm giao nhà, đồng thời muốn xử lý tranh chấp diện tích tầng hầm, sân chung của tòa 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hà Nội).

Các hộ dân tại tòa nhà 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hancorp Plaza - Cầu Giấy, Hà Nội) đang có nhiều vấn đề không nhất trí với chủ đầu tư liên quan đến thời hạn bàn giao căn hộ, phần sở hữu chung, riêng.... Đây là dự án chung cư cao cấp do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Năng Lực, đại diện cư dân cho biết, trong khi công trình chưa đáp ứng các điều kiện nghiệm thu, tường, cột có nhiều vết nứt, thấm nước, thiếu thiết bị, công tác phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo... chủ đầu tư đã mời từng chủ hộ đến ký biên bản bàn giao. "Biên bản yêu cầu cư dân phải thừa nhận đã được bàn giao đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn, cam đoan không khiếu nại những nội dung trong Hợp đồng mua bán căn hộ. Do đó, nhiều chủ hộ đã không ký vào biên bản này", ông Lực nói.
Vị đại diện cũng cho biết, cư dân đang đòi chủ đầu tư bồi thường 140 tỷ đồng tiền chậm bàn giao nhà. Theo hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên, thời hạn bàn giao là vào quý II/2011, nếu chậm, Hancorp phải đền bù cho khách hàng theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Đến nay đã quá thời hạn 2 năm mà chủ đầu tư vẫn chưa làm thủ tục bàn giao.
Giữa cư dân và chủ đầu tư tòa nhà Hancorp Plaza đang xảy ra khá nhiều mâu thuẫn xung quanh việc bàn giao căn hộ, phần diện tích chung riêng. Ảnh: Anh Quân
"Cuối năm 2012, nhiều khách hàng đã gây sức ép nên chủ đầu tư cho họ vào sửa chữa nhà rồi ở tạm. Đến nay 80% số căn hộ có người ở, nhưng các hạng mục của công trình vẫn chưa được hoàn thiện để bàn giao", ông Lực cho hay.
Các cư dân cũng cho biết, tại hợp đồng mua bán và phụ lục kèm ghi rõ "Nơi để xe thuộc phần sở hữu chung". Tuy nhiên, hiện nay Hancorp tuyên bố toàn bộ tầng hầm là thuộc sở hữu của chủ đầu tư và thu phí đỗ xe tại đây. "Phần diện tích sân chung của tòa nhà cũng bị lấn chiếm làm chỗ để ô tô, xe máy cho khách vào siêu thị, quán cà phê, bia tươi...", một cư dân cho hay.
Đã nhiều lần, nhóm khách hàng gửi đơn kiến nghị về các bức xúc trên đến chủ đầu tư nhưng đến nay, căng thẳng vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, theo các cư dân, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra bên trong tòa nhà. Nguyên nhân là ở tầng hầm, chủ đầu tư đặt thùng chứa nước thải, không qua xử lý từ khu giết mổ, chế biến thực phẩm tươi sống của siêu thị phía trên đưa xuống.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Xuân Dũng, quyền Tổng giám đốc Hancorp, cho biết chủ đầu tư đang tập hợp tài liệu để tuần sau mời ban quản trị lâm thời lên làm việc, giải quyết dứt điểm tình trạng giằng co giữa hai bên.
"Những vấn đề gì thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, chúng tôi sẽ xử lý đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía cư dân cũng phải thực hiện đúng quy định trong hợp đồng. Giờ nhà đã xong rồi, khách hàng phải ký nhận bàn giao nhà", ông Dũng cho hay.
Về phần tầng hầm, lãnh đạo Hancorp khẳng định đây là thuộc sở hữu của chủ đầu tư và cư dân phải trả tiền khi đỗ xe. "Chúng tôi thuê đất của nhà nước mất tiền thì giờ phải có nguồn thu để bù vào đó", vị này nói.
Liên quan đến đề nghị bồi thường lãi suất của nhóm cư dân, ông Dũng thừa nhận chủ đầu tư có lỗi trong việc bàn giao nhà chậm. Tuy nhiên, lãnh đạo Hancorp cho biết có một số khó khăn khách quan ảnh hưởng đến tiến độ.
"Ví dụ trước đây, trạm biến áp điện của khu cư dân thường do ngành điện đầu tư nhưng thời điểm chúng tôi xây dựng tòa nhà, chủ đầu tư bắt buộc phải bỏ tiền ra làm. Khoản này cùng với rất nhiều phát sinh khác làm chi phí đội thêm mấy chục tỷ. Tuy nhiên, do bàn giao chậm nên chúng tôi chưa thu phí dịch vụ ngay mà hoãn đến năm 2014. Hiện công ty đang phải bỏ chi phí để phục vụ cư dân", ông Dũng nói.
Riêng việc xử lý rác thải, Quyền Tổng giám đốc Hancorp cho biết vừa thuê một đơn vị vệ sinh môi trường chuyên nghiệp để xử lý.
Những tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư tại các tòa nhà, kể cả chung cư cao cấp vẫn thường xuyên xảy ra tại Hà Nội. Tuy nhiên, cuối cùng, chủ đầu tư thường là bên phải nhượng bộ. Tòa nhà Hancorp Plaza là chung cư cao cấp được các cư dân mua chủ yếu vào năm 2008-2009 với giá 21-25 triệu đồng một m2. Trên thị trường, hiện mỗi m2 được bán khoảng 38-40 triệu.
 
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây