Ngày 26-8, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã giám sát việc thực hiện Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản tại quận 7, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Thực tế cho thấy, luật ra đời nhưng bộ mặt đô thị vẫn lộn xộn, chưa xử lý được những phát sinh từ cuộc sống.
Chủ đầu tư “hết pin”
Điều bức xúc lớn nhất chính là hàng loạt dự án chậm
triển khai, hoặc không triển khai. Mặc dù luật quy định là vốn chủ sở
hữu trên quy mô đầu tư dự án, nhưng kiểm tra năng lực chủ đầu tư thế
nào, thực tế hết sức khó khăn. Ông Dương Minh Thùy, Phó Chủ tịch UBND
quận 7, nhận xét: “Chính quyền lúc nào cũng tạo điều kiện tối đa ngay từ
đầu đối với chủ đầu tư, nhưng đến giờ cuối chủ đầu tư “hết pin”, lúc đó
mới biết”. Điều đó thể hiện tại địa phương này khi có đến 109 dự án
được giao làm nhà ở, nhưng một số nhà đầu tư quá yếu, nhảy vô dành đất,
đền bù da beo, kết nối hạ tầng không được.
Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh,
cũng nêu sự việc tương tự, khi ở địa bàn vùng ven, các dự án bất động
sản góp phần giúp thị trường phát triển mạnh, giúp giá đất tăng, mức
sống khá hơn. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh bất động sản chưa hoàn
thiện nên các giao dịch ngầm rất nhiều từ các dự án chậm triển khai. Dự
án chậm triển khai dẫn đến treo kéo dài, kéo theo xây dựng nhà tự phát
không phép. Trước thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực, có 51 dự án chủ yếu
là phân lô bán nền. Sau Luật Nhà ở có hiệu lực, hơn 70 dự án đang triển
khai. Hiện một số dự án đã bị thu hồi.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Sở Tài nguyên - Môi trường
TPHCM, minh chứng, hiện nay một vấn đề nóng bỏng là chủ đầu tư vừa huy
động vốn của khách hàng vừa đem dự án đó thế chấp ngân hàng. Điều này
hết sức nguy hiểm, trong khi luật không đề cập đến. Mặc khác, luật pháp
hiện nay chỉ xử lý dự án không triển khai, thế thì những dự án mà chủ
đầu tư dây dưa triển khai 5 - 7 năm chưa có chế tài xử lý. Việc chậm xử
lý, dẫn đến dự án rề rà, khách hàng mỏi mòn chờ đợi.
Một thực tế bức xúc không kém chính là việc chậm cấp
giấy chủ quyền cho khách hàng trong các dự án nhà ở. Đại biểu Nguyễn
Ngọc Hòa cho biết: “Tôi đi kiểm tra nhiều nơi, ở đâu người dân cũng kêu,
nhà ở đã lâu, nhưng không cấp giấy chủ quyền được vì chưa hoàn thiện hạ
tầng, thế là cứ treo. Trong khi, hạ tầng là do chủ đầu tư thực hiện,
nhưng họ cố tình chây ì thì chịu. Rõ ràng tính công bằng giữa chủ đầu tư
và người mua nhà trong trường hợp này không có”.
Một khu nhà ở thương mại được chuyển thành nhà ở xã hội tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
|
Thủ tục kéo dài, kéo giá đất cao
Vấn đề làm sao giá nhà thấp xuống đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Ông
Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM, nêu: thời gian qua
kêu thị trường đóng băng, địa ốc khó khăn nhưng giá nhà có giảm không,
tôi thấy dường như không nhúc nhích. Phải chăng vì giao dịch không minh
bạch, mua bán lòng vòng nên không thể hạ giá được? Quản lý đầu tư hiện
nay nhiều giao dịch không biết, tồn cỡ nào cũng không rõ. Đại diện Sở
Xây dựng cho biết, sở dĩ giá nhà đất cao trong đó có nguyên nhân chủ
quan là thủ tục kéo dài tới 2 năm, đã đội giá thành lên. Sở sẽ kiến nghị
giảm thủ tục xuống thì giá nhà mới kéo xuống được. Hàng loạt vấn đề bất
cập hiện nay là chưa có nghiên cứu cụ thể về nhu cầu nhà ở, phân vùng
phân khúc loại nhà cũng như thông tin dữ liệu từ trung ương đến địa
phương về nhà ở… Chính sự thiếu điều tra, nghiên cứu này đã dẫn đến sự
phát triển chệch choạc trong thời gian qua.
Đối với huyện Bình Chánh dù đang là điểm nóng với
câu chuyện nhà không phép nhưng các đại biểu đã nhìn ở góc độ khác. Luật
quy định chủ đầu tư dành ra 10% quỹ đất làm nhà ở xã hội, tuy nhiên
việc này trên thực tế không thực hiện được. Vì vậy, người lao động có
thu nhập thấp không mua được nhà thì xây dựng nhà không phép.
Chuyên mục tin tức bất động sản
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét