CafeLand - Trong những năm qua, với làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam nên lượng người nước ngoài vào và sinh sống trong nước khá đông. Bên cạnh đó, lượng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tăng đáng kể. Theo các số liệu không chính thức thì hiện nay, tổng số người nước ngoài tại Việt Nam vào khoảng 100 ngàn người. Trong số này, có rất nhiều người có nguyện vọng sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam rất mong muốn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Tổng số người nước ngoài tại Việt Nam vào khoảng 100 ngàn người,
trong số này, có rất nhiều người mong muốn được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam. Ảnh: Nguyên Khôi
Ngoài ra, Việt Nam còn có khoảng 4 triệu Việt kiều đang sinh sống trên
thế giới. Trong số này, cũng có rất nhiều người mong muốn mua, sở hữu
nhà ở tại Việt Nam cho bản thân họ cũng như gia đình sinh sống.Vậy, người nước ngoài và Việt kiều có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Điều kiện sở hữu là gì? Thủ tục ra sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các quy định pháp luật liên quan để độc giả tham khảo.
- Trường hợp người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Điều kiện để cá nhân nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Phải thuộc đối tượng được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm:
- Người có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó. Cụ thể:
- Trường hợp là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
- Trường hợp là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật doanh nghiệp thuê giữ các chức danh tổng giám đốc, giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê giữ chức danh quản lý hoặc có quyết định bổ nhiệm được lập bằng tiếng Việt.
- Người có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương; người có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Cụ thể:
- Trường hợp là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước trao tặng.
- Trường hợp là người có đóng góp đặc biệt cho đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp và gửi tới Bộ Xây dựng xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ có văn bản cho phép.
- Người đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu. Cụ thể:
- Trường hợp là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Trường hợp là người có kỹ năng đặc biệt thì phải có giấy tờ xác nhận về chuyên môn, kỹ năng của hiệp hội, hội nghề nghiệp Việt Nam hoặc của cơ quan cấp Bộ phụ trách lĩnh vực mà người nước ngoài có chuyên môn, kỹ năng kèm theo giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam hoặc Giấy phép lao động.
- Người kết hôn với công dân Việt Nam. Trong trường hợp này phải có giấy tờ chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp kèm theo hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam.
- Phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Để chứng minh điều kiện được cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm
trở lên, người nước ngoài phải có Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc
giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp.
- Phải chưa sở hữu căn hộ nào tại Việt Nam; và
- Căn hộ mà cá nhân nước ngoài muốn mua phải là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại.
Điều kiện để tổ chức nước ngoài được mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở.
- Phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn thời hạn từ 01 năm trở lên.
- Căn hộ mà tổ chức nước ngoài muốn mua phải là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại.
- Trường hợp Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Việt kiều hay còn được gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn và sinh sống lâu dài ở nước ngoài) được quyền mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cho phép cư trú từ 03 (ba) tháng trở lên và thuộc các đối tượng sau đây thì được sở hữu nhà ở, nhà ở gắn liền với đất ở không hạn chế về số lượng tại Việt Nam:
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam (người không còn quốc tịch Việt Nam nhưng có các giấy tờ chứng minh có nguồn gốc Việt Nam) thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
- Người gốc Việt Nam không thuộc trường hợp quy định trên đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên thì được sở hữu 01 nhà ở riêng lẻ hoặc 01 căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
- Thủ tục mua và đăng ký sở hữu
Việc mua bán nhà ở được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật
về nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở được lập bằng tiếng Việt và phải được
công chứng, chứng thực nếu mua nhà ở của cá nhân, trong trường hợp này,
các bên tự thỏa thuận về trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Trường hợp mua nhà ở của doanh
nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở thì không phải thực hiện công
chứng, chứng thực hợp đồng và bên bán có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị
cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua.
Chuyên mục tin tức bất động sản
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét