Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Khang Gia Tân Hương: Tên mới, giá mới, chất lượng ? - cafeland.vn

==> Khu phức hợp căn hộ cao cấp Dragon Hill Residence and Suites - cafeland.vn

Nằm ngay trung tâm quận Tân Phú, mặt tiền đường Tân Hương, dự án Khang Gia Tân Hương cách trung tâm thành phố 15 phút đi xe, cách chợ Tân Hương 500m, gần trường học, siêu thị, bệnh viện, trung tâm hành chính của quận.

Vị trí Khang Gia Tân Hương trên map.cafeland.vn
Quy mô dự án:
Tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 4.988 m2, dự án Khang Gia Tân Hương bao gồm 02 khối nhà cao 15 tầng với 01 tầng hầm để xe.
Tầng 1,2 là khu thương mại, nhà hàng, cafe, nhà trẻ, có hồ bơi giữa 2 tòa nhà.
Tầng 3-15 là tầng căn hộ với 289 căn.
Các căn hộ có diện tích từ 60,8 - 90,3m2, được hoàn thiện với trang thiết bị như: tủ giày, gạch ceramic lát nền, tường sơn nước 3 lớp, căn bếp hoàn chỉnh với mặt bếp lót đá hoa cương, tủ và kệ bếp treo tường bằng gỗ và hệ thống thiết bị vệ sinh,…
Thông tin từ CafeLand:
Dự án Khang Gia Tân Hương do Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia làm chủ đầu tư. Dự án đã được khởi công vào năm 2010, hiện dự án đã xây dựng xong phần thô, dự kiến nhà mẫu dự án sẽ được khai trương trong tháng 7/2013 và dự kiến sẽ giao nhà trong năm 2013.
Được biết, dự án Khang Gia Tân Hương trước đây có tên là Lucky Apartment, đã từng được cháo bán vào tháng 10/2012 với mức giá 12,5 triệu/m2.
Tại lễ ký kết hợp đồng phân phối và làm “khai sinh mới” cho dự án vào tháng 6/2013, thông tin các căn hộ được chào bán với giá từ 14,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT).
Và theo thông tin từ trang web của chủ đầu tư thì các căn hộ Khang Gia Tân Hương lại được chào bán với mức giá từ 15 – 15,5 triệu/m2.
Như vậy, sau gần 8 tháng, các căn hộ có giá bán tăng thêm khoảng 15% (từ mức thấp nhất). Nếu tính về chất lượng căn hộ thì theo thông tin của chủ đầu tư trang thiết bị nội thất vẫn không thay đổi, và tất nhiên vị trí dự án cũng không thay đổi (*)
Vậy việc tăng giá bán có thể là sau khi được thay tên thành Khang Gia Tân Hương, dự án đã lên đời và… lên giá.
Cũng có thể là thời gian gần đây Khang Gia Tân Hương có tiến độ thi công tốt sau… gần 4 năm xây dựng?
Và dù là điều gì đi nữa thì Khang Gia Tân Hương là một trong số rất ít dự án “dám” tăng giá bán trong thời buổi bất động sản khó khăn như hiện nay.
 Thông tin nhanh dự án:

Dự án bất động sản: Khang Gia Tân Hương  Tổng diện tích: 4.988 m2
Vị trí: 377 Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, Tp.HCM  Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Căn hộ chung cư
 Ngày khởi công: 2010
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia
Năm hoàn thành: Quý IV/2013
TAG: Khang Gia Tân Hương, Lucky Apartment, Địa ốc Khang Gia

Nguồn: http://cafeland.vn/

Khu phức hợp căn hộ cao cấp Dragon Hill Residence and Suites - cafeland.vn

==> Khu căn hộ Dream Home - cafeland.vn

Tọa lạc trên mặt tiền trục đường Nguyễn Hữu Thọ lộ giới 60m, kết nối với đại lộ Nguyễn Văn Linh 120m, Dragon Hill Residence and Suites nằm trong khu quy hoạch tổng thể đồng bộ 65ha của dự án Dragon City, liền kề với khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu dân cư XI-Metro City (GS-Hàn Quốc) đang dần hiện hữu… và nối liền khu Đô Thị Hiệp Phước tạo thành một khu vực phát triển năng động, hiện đại bậc nhất tại TP.HCM.

Vị trí Dragon Hill trên map.cafeland.vn

Quy mô dự án
Dragon Hill Residence and Suites được xây dựng trên diện tích 12.016 m2, với 74.000 m2 sàn xây dựng. Trong đó, tầng hầm có diện tích hơn 9.000m2, đáp ứng đầy đủ chỗ để xe hơi và xe gắn máy cho mỗi cư dân.
Ba khối đế của 2 block với kiến trúc hoàn mỹ, bố cục hợp lý cung cấp hơn 20.000 m2 diện tích thương mại, đáp ứng mọi loại hình kinh doanh của cư khách. Khu vực đại sảnh rộng, thiết kế hiện đại, tinh tế với gam màu trang nhã, có thang máy riêng cho từng khu vực.
Căn hộ - Tiện ích
Dragon Hill Residence and Suites gồm 2 block căn hộ cao 26 và 27 tầng với 350 căn hộ. Mỗi căn hộ Dragon Hill đều sở hữu 3 mặt thoáng, các phòng bên trong căn hộ luôn đón được ánh sáng, không khí và hướng gió từ bên ngoài tràn vào. Các khu vực vệ sinh đều thông thoáng và lấy được ánh sáng của tự nhiên, không ẩm thấp và không gây mùi.
Các căn hộ Dragon Hill đa dạng về diện tích và công năng sử dụng phù hợp với nhu cầu của mỗi cư dân: 67m2, 87m2, 92m2, 104m2, 117m2 và 122m2.
Nội thất trong từng căn hộ được lựa chọn tinh tế với gam màu trang nhã, dễ phù hợp với nhiều phong cách của gia chủ.
Dragon Hill Residence and Suites được bao bọc bởi cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, rộng thoáng với những vườn hoa uốn lượn được điểm tô thêm nhiều mảng xanh cây cỏ và những hồ nước trong xanh. Nét nổi bật nhất của Dragon Hill là chiếc cầu dẫn trên không kết nối giữa hai khối nhà, mang đến một cảm giác thật lạ kỳ khi đứng giữa “sky walk” ngắm ánh bình minh rực rỡ hay ráng chiều của buổi hoàng hôn
Thông tin từ CafeLand
Dragon Hill Residence and Suites do Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long làm chủ đầu tư. Dự án này đã được khởi công vào tháng 8/2010 và đã hoàn thành xây dựng và bàn giao nhà đợt 1 cho khách hàng vào Quý IV năm 2012.
Công ty Địa ốc Phú Long vừa chính thức công bố mở bán ra thị trường Khu phức hợp căn hộ cao cấp Dragon Hill Residence and Suites. Với những căn hộ đầu tiên giới thiệu ra thị trường đợt này, Dragon Hill có giá chỉ từ 25,5 triệu đồng/m2, đã bao gồm tiền sử dụng đất. Đặc biệt, khách hàng chỉ phải đóng 30% giá trị căn hộ là sẽ được nhận nhà ngay và được hỗ trợ về lãi suất vay 0% trong năm đầu từ các ngân hàng uy tín.
Dragon Hill Residence and Suites được xây dựng dành riêng cho lãnh đạo các tập đoàn lớn và đã sẵn sàng với những cư dân đầu tiên đang chuyển đến an cư mỗi ngày.
Thông tin nhanh dự án:
Dự án bất động sản : Dragon Hill Residence and Suites
 Tổng diện tích : 12.016 m2
Vị trí : Số 15A1, Khu đô thị Dragon City, Nguyễn Hữu Thọ,quận 7, Tp.HCM
 Tổng vốn đầu tư :
Loại hình : Khu căn hộ cao cấp
 Ngày khởi công : Tháng 8/2010
Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long
Năm hoàn thành: Quý IV/2012
 

TAG: Dragon Hill, căn hộ Dragon Hill, Địa ốc Phú Long
Nguồn: http://cafeland.vn/

Khu căn hộ Dream Home - cafeland.vn

==> Khu đô thị The Viva City - cafeland.vn 

Tọa lạc trên đường số 59 thuộc phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM, dự án Dream Home cách ngã năm Gò Vấp 5 phút, cách sân bay Tân Sơn Nhất 10 phút và cách trung tâm thành phố 20 phút.

Vị trí Dream Home trên map.cafeland.vn
Quy mô dự án bất động sản:
Được xây dựng trên khu đất có diện tích 10.215 m2, trong đó diện tích xây dựng là 3.226 m2, diện tích đường nội bộ và cây xanh là 4.990 m2, Dream Home gồm 2 khối nhà cao 15 tầng.
Tầng hầm liên thông 2 khối với diện tích để xe rộng hơn 6.300 m2
Tầng trệt và tầng lửng là khu thương mại dịch vụ
Tầng 2 - tầng 15 là khu căn hộ, mỗi căn có diện tích từ 64 - 92 m2, từ 2 - 3 phòng ngủ và 2 toilet trở lên
Đáp ứng xu hướng cải tạo và thiết kế nội thất cho phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình. Dream home có phòng khách và phòng bếp với không gian mở giúp căn phòng trông thông thoáng, rộng rãi, cho phép chủ nhân bài trí sáng tạo căn hộ theo đúng không gian sống của riêng mình.
Dream Home còn có khuôn viên cây xanh rộng lớn với những tiện ích phục vụ từ nhu cầu giải trí, thư giãn, thể thao rèn luyện sức khỏe đến sinh hoạt hàng ngày như hồ bơi, nhà trẻ, sân chơi cho trẻ em, trường học cấp 1-2 liền kề, trung tâm thương mại, phòng tập thể dục đa năng, quán cà phê, rạp chiếu phim, khu vực tiệc nướng ngoài trời, phòng sinh hoạt cộng đồng…
Phương thức thanh toán
Đợt 1: 10% tổng giá trị Hợp đồng ngay khi kí hợp đồng mua bán.
Đợt 2: 15 % tổng giá trị Hợp đồng sau 03 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn tất bê tông hầm.
Đợt 3: 10% tổng giá trị Hợp đồng sau 06 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn tất bê tông sàn tầng 2.
Đợt 4: 10% tổng giá trị hợp đồng sau 09 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn tất bê tông sàn tầng 6.
Đợt 5: 10% tổng giá trị hợp đồng  sau 12 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn tất bê tông sàn tầng 10.
Đợt 6: 10% tổng giá trị hợp đồng sau 15 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn tất bê tông sàn mái.
Đợt 7: 10% tổng giá trị hợp đồng sau 18 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1  xây tô tới tầng 14
Đợt 8: 10% tổng giá trị hợp đồng sau 21 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn thiện tầng 6
Đợt 9: 10% tổng giá trị hợp đồng sau 24 tháng kể từ ngày thanh toán đợt 1 và hoàn thiện nội thất, đủ điều kiện bàn giao căn hộ và 2% tổng giá trị hợp đồng là phí bảo trì căn hộ ngay sau khi nhận bàn giao căn hộ.
Đợt 10: 05% tổng giá trị hợp đồng trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Bên A thông báo về việc bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (và các tài liệu kèm theo) cho Bên B
Thông tin từ CafeLand:
Dream Home do Công ty TNHH Nhà Mơ làm chủ đầu tư. Dự án vừa chào bán và công bố nhà mẫu vào cuối tháng 6 vừa qua. Trong đợt mở bán đầu tiên, các căn hộ Dream Home được chủ đầu tư và các sàn giao dịch chào bán với mức giá khoảng 11,9 triệu/m2.
Theo chủ đầu tư, nhà mẫu được xây dựng trong khuôn viên khu căn hộ mang phong cách trang trọng, ấn tượng và là hình ảnh căn hộ điển hình của dự án.
Thông tin nhanh dự án:
Dự án: Dream Home
 Tổng diện tích: 10.215 m2
Vị trí: 89/57 đường 59, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM
 Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Căn hộ chung cư
 Ngày khởi công: Đang thi công
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Nhà Mơ
Năm hoàn thành: Quý II/2015
TAG: Dream Home, căn hộ Dream Home

Nguồn: http://cafeland.vn/

Khu đô thị The Viva City - cafeland.vn

==> Sora Gardens I: Cao ốc căn hộ trong đô thị Tokyu Bình Dương - cafeland.vn

Tọa lạc tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Khu đô thị The Viva City có phía Bắc tiếp giáp với dòng sông Buông, phía Tây giáp Khu dân cư Sonadezi – Khu du lịch thác Giang Điền.

Vị trí The Viva City trên map.cafeland.vn

The Viva City có địa hình và cảnh quan độc đáo Sông – Thác – Đồi, có thiên nhiên và khí hậu trong lành, nằm dọc theo dòng suối.
Quy mô dự án bất động sản:
Khu đô thị The Viva City có tổng diện tích dự án là 117ha, trong đó diện tích đất xây dựng là 56,5ha, diện tích đất công trình dịch vụ đô thị 8,8501ha, diện tích công viên cây xanh, công trình thể dục thể thao 15,5974ha và đất giao thông nội bộ là 29,3575ha.
Garnet Town - Khu phố liên kế thương mại có diện tích 61.197,88 m2 gồm 6 biệt thự và 531 nhà phố liên kế, diện tích bình quân 110 m2/nền.
Olivine Town - Khu phố liên kế thương mại có diện tích 66.421,37 m2 gồm 583 nhà phố liên kế, diện tích bình quân 110 m2/nền.
Agate - Khu phố liên kế thương mại có diện tích 55.536,85 m2 gồm 474 nhà phố liên kế, diện tích bình quân 115 m2/nền.
Sapphire Town - Khu phố liên kế thương mại có diện tích 35.833,93 m2 gồm 336 nhà phố liên kế, diện tích bình quân 105 m2/nền.
Pearl Centre - Nhà phố liên kế có diện tích 52.470,73 m2 gồm 10 block, 498 nhà phố thương mại, diện tích bình quân 105 m2/nền.
Diamond Villas - Khu biệt thự cao cấp có diện tích 60.700,01 m2 gồm 57 biệt thự song lập, diện tích bình quân 260 m2/nền và 102 biệt thự đơn lập, diện tích bình quân 400 m2/nền.
Topaz Villas - khu biệt thự cao cấp có diện tích 60.700,01 m2 gồm 57 biệt thự song lập, diện tích bình quân 260 m2/nền và 102 biệt thự đơn lập, diện tích bình quân 400 m2/nền.
Beryl Villas - Khu biệt thự cao cấp có diện tích 35.625,26 m2 gồm 83 biệt thự đơn lập, diện tích bình quân 450 m2/nền.
Ruby - Khu biệt thự cao cấp có diện tích 55.580,21 m2 gồm 44 biệt  thự đơn lập, diện tích bình quân 1.250 m2/nền.
Thông tin từ CafeLand:
Khu đô thị The Viva City do Công ty Cổ phần Địa ốc Long Điền (Liên doanh giữa Công ty TNHH Phú An và Tổng Công ty Đất Xanh) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư là 4.575 tỷ đồng và đã được  tổ chức lễ động thổ xây dựng vào tháng 11/2010.
Tháng 7 vừa qua, Công ty CP Bất động sản Asia Holdings & Asian Land đã mở bán 6 block đất nền nhà phố thương mại Olivine Town thuộc Khu đô thị The Viva City với các diện tích từ 90-110 m2, giá từ 2,3 triệu/m2.
Với mức giá 2,3 triệu/m2 thì đất nền The Viva City hiện có mức giá tương đối rẻ so với các dự án “đối diện” như Khu đô thị Giang Điền hay Green Life City. Tuy nhiên, về hạ tầng hiện tại dù đã khá hoàn thiện, nhưng nếu so với Khu đô thị Giang Điền đã hoàn thiện và Green Life City với cơ sở hạ tầng dự án đã hoàn thiện khoảng 98% thì The Viva City có vẻ yếu thế hơn.
Được viết, The Viva City trước đây còn có tên gọi khác là Khu đô thị Suối Son.
Thông tin nhanh dự án:
Dự án: Khu đô thị The Viva City
 Tổng diện tích: 117ha
Vị trí: Xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
 Tổng vốn đầu tư: 4.575 tỷ
Loại hình: Đất nền - Nhà phố - Biệt thự
 Ngày khởi công: Tháng 11/2010
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Địa ốc Long Điền
Năm hoàn thành: Đang thi công
TAG: The Viva City, đất nền The Viva City, Địa ốc Long Điền

Nguồn: http://cafeland.vn/

Sora Gardens I: Cao ốc căn hộ trong đô thị Tokyu Bình Dương - cafeland.vn

==> Thị trường bất động sản: Tọa đàm gỡ vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ

Nằm trong tổng thể Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương - Thành phố Mới Bình Dương, Sora Gardens I là 1 trong 3 khu căn hộ cao tầng của tổng thể dự án Sora Gardens. Dự án nằm tại khu cửa ngõ của Trung tâm Thành phố Mới Bình Dương, nằm cách Trung tâm Chính trị Hành chính Tập trung của tỉnh Bình Dương trong tương lai khoảng 5 phút đi bộ, và rất nhiều tiện ích khác như Trung tâm văn hóa, Khu Thể thao, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), Trường Nguyễn Khuyến,...

Vị trí Sora Gardens I trên map.cafeland.vn
Quy mô dự án:
Nằm trong tổng thể Sora Gardens với 1.500 căn hộ trên diện tích 31.287 m2, dự án bất động sản Sora Gardens I được xây dựng trên diện tích 9.082 m2 gồm 2 bock cao 24 tầng có chung tầng đế.
Tầng đế được bồ trí làm trung tâm thương mại.
Khu căn hộ gồm khoảng 400 căn hộ, mỗi căn có diện tích từ 70 – 100 m2.
Ngoài những vườn cây trên không và cây xanh bao phủ các bức tường của những tầng đế, Sora Gardens I còn có khu vực dùng chung là: Khu giải trí, phòng Gym, hồ bơi trên cao, bãi đậu xe, khu vực giữ xe máy...
Thông tin từ CafeLand:
Sora Gardens I đã được Công ty TNHH Becamex Tokyu ( Liên doanh giữa Tập đoàn Tokyu - Nhật Bản và Tập đoàn Becamex IDC - Việt Nam) tổ chức khởi công xây dựng vào cuối tháng 11 vừa qua. Dự kiến Sora Gardens I sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2014.
Thông tin nhanh dự án:
Dự án: Sora Gardens I
 Tổng diện tích: 9.082 m2
Vị trí: Đại lộ Hùng Vương,Thành phố mới Bình Dương, Bình Dương
 Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Căn hộ chung cư
 Ngày khởi công: Tháng 11/2012
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Becamex Tokyu
Năm hoàn thành: Quý I/2014


TAG: Sora Gardens I, căn hộ Sora Gardens I, Tokyu Bình Dương

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Tọa đàm gỡ vướng mắc và thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ

==> Thị trường bất động sản: Luật Xây dựng (sửa đổi): Cần khắc phục hiện tượng “nở rộ” chủ đầu tư công

Sáng 27/6, cuộc tọa đàm với chủ đề “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” đã được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương.
Những nội dung được đề cập đến tại buổi tọa đàm đều là những vướng mắc đối với cơ quan chức năng trong thực hiện mục tiêu của Chỉ thị 05, đồng thời cũng là bức xúc của người dân ở nhiều địa phương, nhất là những tỉnh, thành phố lớn như các trường hợp xin cấp sổ đỏ vướng về hồ sơ nguồn gốc đất, hiện tượng trung gian, cò mồi; thói quen xin, cho; bệnh quan liêu, tiêu cực của cán bộ thực thi; việc miễn, hoãn nộp tiền thuế sử dụng đất, lệ phí trước bạ… trong tiến trình cấp sổ đỏ.

Theo Nghị quyết số 30/2013/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 24/4 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2013 việc cấp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất (sổ đỏ) phải đạt 95% trở lên đối với trường hợp đủ điều kiện; đạt 85% diện tích sử dụng trở lên đối với các loại đất chính.

Đây được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm cần sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ cấp Trung ương đến các cấp cơ sở.

Gắn trách nhiệm cấp sổ đỏ với việc hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức

Theo ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, với sự cố gắng của trung ương, địa phương, kết quả đạt được tương đối tích cực.

Cả nước đã cấp được 36,5 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,36 triệu ha, đạt 84,1% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước. Về đất ở đô thị, tỷ lệ cấp đạt 81,1%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%. Về đất ở nông thôn: đã cấp đạt 85,5%; còn 27 tỉnh đạt dưới 85%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương, lãnh đạo Bộ đã trực tiếp đến các địa phương chậm tiến độ hay còn gặp vướng mắc để chỉ đạo giải quyết.

Mặt khác, Bộ thường xuyên giao ban với các tỉnh có số lượng tồn đọng còn nhiều (22 tỉnh), tổ chức giao ban 3 tháng, 6 tháng/lần, trên cơ sở đó giải quyết vướng mắc đồng thời đôn đốc địa phương đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

Ông Hiển cho rằng cho đến nay, những trường hợp còn lại chưa dược cấp sổ đỏ đều có một số vướng mắc do sai phạm hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến nhiều biên. Việc giải quyết những trường hợp này đòi hỏi có sự cố gắng của các bên và không thể làm trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị cần thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, vì vậy trách nhiệm của các ngành, địa phương là phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ cao nhất có thể.

Ngoài ra, việc đánh giá nhiệm vụ này sẽ được gắn với việc hoàn thành trách nhiệm cán bộ, công chức hàng năm. Địa phương nào không hoàn thành, kể cả Bộ Tài nguyên Môi trường thì cũng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nhưng điều quan trọng nhất là cán bộ chức năng, có liên quan phải ý thức rõ trách nhiệm của mình để phấn đấu hoàn thành, ông Hiển nhấn mạnh.

Khắc phục khó khăn về kinh phí

Thừa nhận vấn đề kinh phí đúng là ảnh hưởng đến tiến độ cấp sổ đỏ, ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng đây cũng là nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của các địa phương.

Ông Lịch cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cấp 1.000 tỷ đồng hỗ trợ 42 tỉnh cho công tác đo đạc và cấp sổ đỏ. Tuy nhiên khối lượng các tỉnh thực hiện được phần lớn trong năm 2012.

Trong năm 2012-2013, phần dành 10% tiền thu từ sử dụng đất tại các địa phương cho việc đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận cũng hết sức khó khăn vì nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giảm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, xem xét hỗ trợ các tỉnh có khó khăn về kinh phí để thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013.

Nâng cao năng lực bộ phận một cửa, mở rộng đối tượng miễn giảm phí, lệ phí

Về ý kiến đề xuất thay đổi cơ chế, làm sao cán bộ phải đi xin cấp sổ đỏ cho dân để tránh tiêu cực, ông Lịch cho rằng theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với các nước, chủ sở hữu, sử sụng đất bỏ kinh phí thực hiện công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính. Tại Việt Nam, nhà nước đầu tư các công tác đo đạc địa chính đất đai, người dân nộp khoản lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí thẩm định.

Về vấn đề này, Thủ tướng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân các tỉnh tập trung thực hiện, trong đó các vấn đề là nâng cao năng lực các văn phòng đăng ký sử dụng đất; thực hiện trung tâm “một cửa.” Đội ngũ cán bộ công chức phải nâng cao, đề cao trách nhiệm, tiến hành thanh tra chống tiêu cực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giải đáp về quy định miễn nộp lệ phí trước bạ trong việc đăng ký cấp sổ đỏ, ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và thống kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Chính phủ đã quyết định giảm mức thu lệ phí trước bạ từ 1% xuống 0,5% và miễn thu cho nhiều đối tượng, nhất là cấp giấy chứng nhận đối với đất nông nghiệp, các hộ chính sách, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, mức thu hiện tại là 0,5% mà như các địa phương phản ánh, đối với bà con nông dân ở nông thôn, thông thường phải nộp từ 3 triệu, 5 triệu, 10 triệu đồng cũng còn là cao.

Ngoài ra, mặc dù Chính phủ đã cho phép miễn thu lệ phí trước bạ đối với các đối tượng là hộ gia đình cá nhân mà sử dụng đất ở do nhận thừa kế, nhận tặng, cho của ông bà, bố mẹ, anh em con cháu trong gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định này, một số địa phương phản ánh vẫn còn vướng mắc do sử dụng đất thường theo truyền thống cha truyền con nối mà người dân không làm thủ tục thừa kế theo quy định.

Chính phủ đã thống nhất giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiến hành rà soát sửa đổi theo hướng quy định cụ thể, khi cấp giấy chứng nhận lần đầu, những trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc ông cha để lại cũng miễn lệ phí trước bạ như trường hợp được nhận thừa kế.

Liên quan đến việc số lượng ít sổ đỏ được cấp cho người nước ngoài, các khách mời cho biết qua 5 năm thực hiện, đã có khoảng 520 giấy chứng nhận đã được cấp cho người nước ngoài mua nhà sở hữu ở Việt Nam trên 18 tỉnh/thành phố.

Ngoài lý do còn tồn đọng hồ sơ, trong quá trình thực hiện cũng có một số sai phạm, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài mua nhà sở hữu ở Việt Nam theo quy định là được mua chung cư, nhưng cũng có những người được mua đất, đất vườn.

Một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua người thân đứng tên, nên cũng có một số vụ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện trong vấn đề này.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và ông Vũ Văn Đát, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh đã trực tiếp trả lời câu hỏi của các bạn đọc về những vướng mắc cụ thể trong việc đề nghị cấp sổ đỏ ở Hà Nội và Quảng Ninh.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Luật Xây dựng (sửa đổi): Cần khắc phục hiện tượng “nở rộ” chủ đầu tư công

==> Thị trường bất động sản TPHCM: Chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ diện tích lớn thành nhỏ

Tại hội thảo Góp ý dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) do Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (27/9), TS Trần Ngọc Long - Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam cho rằng, theo quy định hiện hành, đối tượng làm chủ đầu tư dự án công được quy định khá “mở”, chính quy định lỏng lẻo này bắt tay cho hiện tượng “nở rộ” nhiều cơ quan làm chủ đầu tư.

Toàn cảnh hội thảo góp ý Dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi)
Luật cần quy định rõ ràng, cụ thể
Theo TS Trần Ngọc Long, mỗi chủ thể tham gia xây dựng đều phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những sản phẩm, kết quả công việc được giao. Đối với dự án đầu tư công, Luật Xây dựng (sửa đổi) cần đưa ra những quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện, tiêu chí lựa chọn và hướng tới xây dựng tổ chức chuyên nghiệp làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công tương tự như kinh nghiệm của các nước phát triển.
“Nếu làm được như vậy, trong tương lai, đất nước sẽ có một bộ máy tổ chức chuyên nghiệp, ngày càng được hoàn thiện để quản lý các dự án đầu tư công” - ông Long nhấn mạnh.
Ông Long cũng cho biết, thời gian qua và những năm gần đây, do điều kiện nguồn vốn NSNN hạn hẹp không đáp ứng yêu cầu đầu tư nên đã xuất hiện những hình loại dự án do doanh nghiệp đầu tư nhưng sử dụng vốn nhà nước hoặc tỷ trọng vốn nhà nước chiếm đa số. Về bản chất, đây là các dự án sử dụng vốn nhà nước nhưng đã được biến thể thông qua các chủ đầu tư là doanh nghiệp và hình thức thực hiện dự án là BOT, PPP hoặc BT nên mức độ quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đều bị giảm đáng kể qua tất cả các khâu từ thẩm định, phê duyệt, dự toán đến quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Một câu hỏi đặt ra, nếu vốn nhà nước là nguồn chủ đạo thì tại sao những dự án này không áp dụng các quy định về phân cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư tương tự như các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN. Hoặc nếu vì các điều kiện khống chế của nhà tài trợ hay nhà cung cấp vốn mà nhà nước buộc phải giao các doanh nghiệp làm chủ đầu tư thì rất cần đưa ra các quy định trong Luật sửa đổi và hệ thống văn bản nghị định, thông tư kèm theo nhằm tăng cường trách nhiệm toàn diện của các “Cơ quan quản lý nhà nước” hoặc “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền” về chất lượng, tiến độ, giá thành của loại dự án này.
Ông Long nhấn mạnh: “Nếu những quy định này được đưa vào Luật sửa đổi sẽ khắc phục được tình trạng phổ biến hiện nay là các chủ đầu tư “hờ” sau một thời gian triển khai dự án sẽ tiến hành các hoạt động “vận động hành lang” để thay đổi các tiêu chí, kể cả tiêu chí quan trọng đã được phê duyệt trong dự án”.
Việc phân cấp quản lý là cấp thiết
Nhìn từ quy hoạch xây dựng, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, cần phải thống nhất Luật Xây dựng là Luật cơ bản tác động đến các luật có liên quan về xây dựng không gian vật thể, đến khai thác tài nguyên, đất đai… đồng thời Luật Xây dựng phải là luật gốc để định hướng cho điều chỉnh những bất hợp lý của các Luật đã ban hành.
Ông Nghiêm cũng chỉ ra những tồn tại về cấu trúc, chương mục của Luật Xây dựng (sửa đổi). Ví dụ như Chương về Giấy phép xây dựng trong dự thảo Luật, ông Nghiêm cho rằng,  không nên đặt giấy phép xây dựng thành chương riêng trong dự thảo.
Ông Trần Ngọc Hùng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, do dự án đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, số lượng dự án triển khai rất lớn nên việc phân cấp quản lý chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể cần được xác định rõ ràng.
“Cần quy định rõ nội dung thanh tra chuyên ngành, quyền hạn, nhiệm vụ chung về hoạt động đầu tư xây dựng với thanh tra của các Bộ, ngành được phân công. Hơn nữa, cần có các quy định chế tài, đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm của các chủ thể, kể cả các cơ quan quản lý nhà nước liên quan” - ông Hùng nhấn mạnh.
Bổ sung nhiều điểm mới
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) sẽ khắc phục những hạn chế của Luật Xây dựng 2003, trong đó đáng chú là được bổ sung một số điểm mới như: Điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng; Đảm bảo các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch và được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước; Kết hợp với việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng…

Thị trường bất động sản TPHCM: Chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ diện tích lớn thành nhỏ

==> Thị trường bất động sản: Hủy án vụ bị kiện vì chậm giao căn hộ

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở từ căn hộ có diện tích lớn thành diện tích nhỏ với điều kiện phải được Sở Xây dựng kiểm tra, xác định việc điều chỉnh này đảm bảo các quy định về chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch…

Ảnh minh họa
Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ giải quyết thủ tục điều chỉnh chuyển đổi dự án nhà ở này cho các dự án đủ điều kiện tại các quận ven và huyện ngoại thành.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng chấp thuận điều chỉnh chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với các điều kiện tương tự như trên.
Ngoài ra, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND quận, huyện trực tiếp nhận hồ sơ của các hộ dân và giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp đã được bàn giao đất tại thực địa, đã xây dựng nhà ở, sử dụng ổn định và đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Thị trường bất động sản: Hủy án vụ bị kiện vì chậm giao căn hộ

==> Thị trường bất động sản Hà Nội: 80.000 căn hộ chưa có sổ đỏ vì chủ đầu tư sai phạm

Theo tòa phúc thẩm, cần thiết phải triệu tập công ty hợp tác đầu tư xây dự án chung cư với bị đơn tham gia tố tụng để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Ngày 27-9, TAND TP.HCM đã hủy án sơ thẩm trong vụ bà Nguyễn Thị Bích Ngọc kiện Công ty Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Cường đòi tiền phạt vì chậm giao căn hộ.
Sơ thẩm buộc bồi thường hơn 258 triệu đồng
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, theo đơn khởi kiện của bà Ngọc (ngụ căn hộ A1507 chung cư Quốc Cường - Gia Lai, 421 Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7), ngày 1-3-2010 bà ký hợp đồng góp vốn mua căn hộ Quốc Cường Gia Lai. Do bà mua lại căn hộ từ chủ trước nên khi ký lại hợp đồng với công ty, trên hợp đồng vẫn thỏa thuận thời gian bàn giao căn hộ là tháng 7-2009. Nhưng đến tháng 4-2011, bà mới nhận được căn hộ nên yêu cầu Công ty Quốc Cường phải bồi thường.
Ban đầu, bà Ngọc khởi kiện về ba vấn đề: Đòi tiền phạt chậm giao nhà, giao nhà không đúng chất lượng cam kết và công ty đã thu tiền VAT sai. Tuy nhiên, sau đó để được giải quyết nhanh, bà Ngọc đã tách hai yêu cầu sau ra, chỉ yêu cầu đòi tiền phạt vì chậm giao nhà.
Về phần mình, Công ty Quốc Cường không đồng ý bồi thường cho bà Ngọc, cho rằng điều khoản về thời điểm bàn giao căn hộ trong hợp đồng góp vốn giữa hai bên là vô hiệu. Bà Ngọc khi ký hợp đồng thì đã biết thời gian bàn giao căn hộ sẽ bị chậm, chẳng qua là do sơ sót nên trong hợp đồng vẫn ghi ngày giao nhà là tháng 7-2009, trong khi thực tế hợp đồng được ký vào ngày 1-3-2010.
Chung cư Quốc Cường - Gia Lai ở phường Tân Kiểng (quận 7), nơi xảy ra tranh chấp chậm giao căn hộ giữa bà Ngọc với Công ty Quốc Cường. Ảnh: H.YẾN
Tại phiên xử sơ thẩm, TAND quận 3 nhận định tại Điều 5 hợp đồng góp vốn giữa hai bên nguyên, bị có thỏa thuận thời gian bàn giao căn hộ là vào tháng 7-2009, có thể sớm hoặc chậm hơn ba tháng nhưng phải được thỏa thuận lại bằng văn bản. Ở vụ này, hợp đồng được ký ngày 1-3-2010 là sau thời điểm thỏa thuận trên, dẫn đến việc thời điểm giao căn hộ không rõ ràng.
Đôi bên không thống nhất được với nhau nên theo quy định pháp luật dân sự thì phải vận dụng sao cho có lợi cho các bên. Do bà Ngọc ký hợp đồng vào ngày 1-3-2010, đã thanh toán được 95% giá trị căn hộ là đáp ứng đủ điều kiện để nhận căn hộ như đã thỏa thuận. Như vậy, tòa sẽ lấy thời điểm này để tính thời gian chậm giao căn hộ cụ thể đến ngày 23-4-2011 là 13 tháng 22 ngày, làm tròn thành 13,5 tháng...
Cuối cùng, tòa buộc Công ty Quốc Cường phải trả hơn 258 triệu đồng tiền phạt cho bà Ngọc vì chậm giao căn hộ 13,5 tháng nhưng bác yêu cầu trả lãi chậm thanh toán số tiền này.
Ngay sau đó, Công ty Quốc Cường đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu xem xét tính pháp lý trong giao dịch chuyển nhượng căn hộ giữa người chủ cũ và bà Ngọc; nêu ra những khó khăn của công ty trong quá trình thi công do khách hàng góp vốn chậm...
Xuất hiện tình tiết mới
Tại phiên xử phúc thẩm, đại diện Công ty Quốc Cường cho rằng cấp sơ thẩm xác định thời điểm bàn giao căn hộ chưa phù hợp vì hai bên đều biết trên thực tế không thể bàn giao vào giai đoạn đó (chung cư mới xây xong phần thô).
Mặt khác, việc cấp sơ thẩm không đưa Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Phát triển Nhà Hưng Thịnh (đơn vị hợp tác đầu tư xây dự án chung cư với Công ty Quốc Cường) vào tham gia tố tụng để chia sẻ trách nhiệm là không đúng quy định.
Ngoài ra, hợp đồng của chủ cũ chuyển giao căn hộ cho bà Ngọc chưa được giải quyết triệt để. Theo đại diện của Công ty Quốc Cường, hợp đồng góp vốn giữa công ty với bà Ngọc vô hiệu còn bởi lý do là không qua công chứng...
Đối đáp lại, bà Ngọc khẳng định hợp đồng góp vốn này không vô hiệu. “Nếu bây giờ phía công ty nói hợp đồng do chính công ty soạn thảo vô hiệu thì tôi có cảm giác là tôi đang bị lừa” - bà Ngọc nói.
Theo đại diện VKS, phía Công ty Quốc Cường đã đưa ra nhiều tình tiết mới cần làm rõ như các hợp đồng hợp tác giữa Quốc Cường và Hưng Thịnh, hợp đồng chuyển nhượng giữa các khách hàng mua căn hộ. Những tình tiết mới này cấp phúc thẩm không thể xác minh, bổ sung nên cần hủy án.
Đồng tình, tòa phúc thẩm nhận định để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì cần triệu tập Công ty Hưng Thịnh tham gia tố tụng. Từ đó, tòa đã hủy án, chuyển hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại từ đầu.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản Hà Nội: 80.000 căn hộ chưa có sổ đỏ vì chủ đầu tư sai phạm

==> Thị trường bất động sản: Cấp sổ đỏ cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở: Đã có lối thoát

Chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính, xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng sai mật độ, có sự chuyển đổi chủ đầu tư… là những nguyên nhân khiến 80.000 căn hộ ở Hà Nội chưa được cấp sổ đỏ.

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ” sáng 27/9, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện có 223 dự án phát triển nhà ở, trong đó đã và đang triển khai tầm 70%. 223 dự án tương ứng với khoảng 220.000 căn hộ gồm cả thấp và cao tầng.
Đến nay đã bàn giao cho người mua nhà khoảng 120.000 căn hộ và cấp giấy 30.000 căn thuộc những trường hợp làm đúng quy định. Còn khoảng 80.000 căn chưa được thực hiện cấp giấy là do nằm trong diện chủ đầu tư có sai pham, một là nợ nghĩa vụ tài chính; hai là xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng sai mật độ; và có sự chuyển đổi chủ đầu tư.

Chung cư The Manor và nhiều chung cư khác ở Hà Nội vẫn chưa có sổ đỏ dù đã ở nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Lê
Ông Nghĩa cho hay, hiện nay một số chủ đầu tư cho đến giờ phút này không chịu phối hợp. Trên địa bàn Hà Nội có 223 dự án phát triển nhà ở, sau khi có Thông báo 327 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Sở đã thông báo tất cả các chủ đầu tư kê khai nhưng đến nay mới có khoảng 110 doanh nghiệp liên hệ, số chủ đầu tư nộp hồ sơ rất ít.
“Sau khi chúng tôi thông báo đến lần thứ 3, nếu chủ đầu tư không thực hiện kê khai thì chúng tôi thực hiện công tác thanh tra, xử lý, xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô, Nghị định 105. Chúng tôi có thể tiếp nhận hồ sơ lẻ không cần thông qua chủ đầu tư đối với các trường hợp người dân mua nhà ở các dự án phát triển nhà ở có thể nộp hồ sơ trực tiếp”, ông Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, theo ông Lê Văn Lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì vấn đề kinh phí cũng ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Dù không phải nguyên nhân trực tiếp nhưng đó lại là nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của các địa phương.
Ông Lịch cho biết: Ngày 18/3/2013, trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp 1000 tỷ đồng hỗ trợ 42 tỉnh cho công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khối lượng các tỉnh thực hiện được phần lớn trong năm 2012.
Trong năm 2012-2013, phần dành 10% tiền thu từ sử dụng đất tại các địa phương cho việc đo đạc, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận  cũng hết sức khó khăn vì nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giảm, nên ảnh hưởng lớn, dành kinh phí cho công tác này. Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo, xem xét hỗ trợ các tỉnh có khó khăn về kinh phí để thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, hoàn thành kế hoạch cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013.
Về giải pháp tháo gỡ vấn đề cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới, ông Nghĩa cho biết sẽ được “gỡ” bằng Thông báo 327 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Có phương án giải quyết tách bạch giữa lỗi và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với nhà nước thì nhà nước xử lý, còn nếu là lỗi của người dân thì người dân phải chịu trách nhiệm. Người dân không có lỗi thì sẽ thực hiện việc kê khai và cấp giấy. Có thể cấp thẳng cho người dân thông qua các cơ quan địa phương hoặc chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ kê khai để cấp giấy cho người dân.
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Cấp sổ đỏ cho người dân tại các dự án phát triển nhà ở: Đã có lối thoát

==> Thị trường bất động sản: Chấm dứt đặt tên Tây cho nhà ta?

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại các địa phương, đặc biệt là đối với các dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Như vậy, nỗi lo lắng của hàng trăm nghìn hộ dân Thủ đô đã bước đầu được giải tỏa. Điểm "nghẽn" về cơ chế, chính sách đã được "gỡ", các cơ quan chức năng của TP cần thực hiện ngay để bảo đảm quyền lợi cho người dân và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Thành phố đang khẩn trương rà soát từng dự án để cấp sổ đỏ nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân. Ảnh: Khánh Nguyên

Ách tắc nhiều năm

Vấn đề ách tắc trong khâu cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở luôn là trăn trở của các ngành chức năng cũng như hàng trăm nghìn hộ dân trong nhiều năm nay. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, toàn TP đang có khoảng 590.000 trường hợp mua đất, nhà dự án có nhu cầu cấp sổ đỏ, trong đó, gần 200.000 trường hợp đã nộp đủ hồ sơ nhưng cơ quan chức năng chưa thể cấp vì lỗi của chủ đầu tư.
 
Theo ông Lê Tuấn Định, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, có nhiều lý do khiến việc cấp sổ đỏ cho người dân bị ách tắc. Nhiều dự án xây dựng sai phép, vượt số tầng, số căn hộ so với giấy phép. Có những đơn vị chưa nhận bàn giao mốc giới trên bản đồ, ngoài thực địa và chưa được cấp trích lục bản đồ khu đất nhưng đã xây nhà để bán. Lại có những doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, nợ nghĩa vụ tài chính hoặc chậm điều chỉnh quy hoạch. Ngoài ra, có một điểm vướng nữa là không ít nhà đầu tư chỉ là đơn vị thứ cấp, nhận sự ủy quyền từ công ty "mẹ", mà quy định hiện hành lại chưa công nhận sự ủy quyền này.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TN&MT nhấn mạnh, khi mua nhà, người dân không thể biết chủ đầu tư nào còn nợ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch, thậm chí xây dựng sai phép. Quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng từ lỗi của chủ đầu tư. TP đang khẩn trương rà soát từng dự án để cấp sổ đỏ nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân.
 
Tuy nhiên, để tháo gỡ được vấn đề này, Chính phủ cần có những hướng dẫn cụ thể. Ông Trần Hùng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký và Thống kê đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT) đánh giá, tình hình cấp sổ đỏ đối với các dự án phát triển nhà ở đang còn tồn đọng nhiều vấn đề phức tạp. Thời gian qua, Bộ TN&MT đã cùng Hà Nội nhiều lần trao đổi bàn cách tháo gỡ. Về cơ bản, các vướng mắc đã có hướng giải quyết cụ thể và có khoảng 80% trường hợp của Hà Nội có thể cấp được sổ đỏ. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề đơn giản bởi chủ đầu tư nào cũng có cái vướng. Bộ TN&MT và TP Hà Nội đã rà soát cụ thể các trường hợp, qua đó kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền của Bộ và TP.

Phải bảo đảm quyền lợi của người dân

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc về cấp sổ đỏ và chỉ đạo giải quyết, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân, hạn chế thất thu ngân sách. Chính phủ yêu cầu các địa phương thanh, kiểm tra việc thực hiện các dự án phát triển nhà ở; thực hiện các biện pháp mạnh để xử lý nghiêm chủ đầu tư vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng.
 
Về hướng tháo gỡ, Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét, cấp sổ đỏ cho người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật trong các trường hợp: Công ty "mẹ" được Nhà nước giao đất thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhưng có văn bản ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho công ty "con" đầu tư và đứng tên ký kết hợp đồng bán nhà ở.
 
Bên bán nhà đã tự nhận chuyển nhượng dự án mà không làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay đứng tên ký hợp đồng bán nhà ở thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại thời điểm chuyển nhượng dự án. Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất, đã xây dựng và bàn giao nhà ở cho người mua nhà theo hợp đồng bán nhà ở thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc sử dụng đất để thực hiện dự án của chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tại thời điểm hoàn thành công trình…

Thực hiện chỉ đạo trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu Sở TN&MT chủ trì cùng các sở: Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính, Cục Thuế Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã (nơi có dự án) trong tháng 9-2013 thành lập tổ công tác để tham mưu cho TP giải pháp đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ cũng như xử lý chủ đầu tư vi phạm đã được kết luận.
 

Thị trường bất động sản: Chấm dứt đặt tên Tây cho nhà ta?

==> Thị trường bất động sản Phú Quốc: cần đột phá về chính sách đất đai

Luật Nhà ở năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào về việc đặt tên cho các dự án phát triển nhà ở. Hậu quả là biển hiệu một công ty, một doanh nghiệp thì phải ghi đầy đủ bằng tiếng Việt nhưng tên của một tòa nhà, một dự án phát triển nhà ở thì lại có thể “ngoại ngữ” 100%.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tên “Tây” có… sức hút lớn?
Ở Hà Nội, hầu hết các khu nhà ở cao tầng đều mang những cái tên ngoại rất kêu như: Pacific Place, Somerset Grand Ha Noi,  Dolphin Plaza, Sico Tower, Crowne Plaza Complex, Richland Southern, Handi Resco Tower, The Manor, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Ecopark…
Ở TP.Hồ Chí Minh, hiếm hoi mới nhìn thấy các khu nhà ở mang tên Phú Mỹ Hưng, Thuận Kiều, Hùng Vương… còn lại phần lớn cũng là Saigon Paerl, Kumho Asian Plaza, Sunrise City, Dragon City, Kenton Residences…Những cái tên như Ocean Villas, The Pegasus Residen cũng xuất hiện ở Đà Nẵng, Đồng Nai hay bất cứ một thành phố nào đang hối hả đô thị hóa.
Trong khi số người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam mới đếm được trên đầu ngón tay, phần lớn khách hàng mà các chủ đầu tư nhắm đến đều là người Việt Nam thì nguyên cớ gì khiến các chủ đầu tư đua nhau đặt tên dự án của mình bằng tiếng nước ngoài? Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, có hai nguyên nhân khiến nhà đầu tư chọn tên ngoại để đặt cho dự án của mình.
Một là, doanh nghiệp muốn tạo sự chú ý để thu hút khách hàng vì không ít người nghĩ rằng dự án có “mác” ngoại thiết kế hiện đại, chất lượng cao hơn sản phẩm mang “mác” nội.
Hai là, một số chủ đầu tư chưa đủ tự tin về thương hiệu, sản phẩm của công ty mình nên mượn tên ngoại đặt cho dự án.
Còn một khách hàng đã mua nhà ở tại Pacific Place cho biết, đúng là khi mua căn hộ chị cũng có tâm lý cho rằng các tòa nhà có tên nước ngoài thì “đẳng cấp” hơn  nên không băn khoăn nhiều về giá cả và chất lượng. Đánh trúng tâm lý này, và cũng phải chạy theo tâm lý khách hàng, nhiều chủ đầu tư ban đầu đã chọn tên Việt cho dự án của mình, nhưng cân đi, đong lại, lại quyết định đổi tên dự án.
“Phải bằng tiếng Việt và không được viết tắt”
Xung quanh việc đặt tên nước ngoài cho các tòa nhà, trung tâm thương mại, khu đô thị mới, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Người thì cho rằng không thể chấp nhận việc trên đất Việt mà cao ốc nào cũng có tên bằng tiếng Anh, mai này con em đi học hỏi nhau ở đâu thì đứa khoe “tớ ở Kenton Residences”, đứa nói “tớ ở Dolphin Plaza”, làm mất bản sắc văn hóa Việt.
Người thì cho rằng đây là việc bình thường nếu nhà đầu tư là các công ty hay tập đoàn nước ngoài. Cũng không nên khắt khe đối với các nhà đầu tư Việt Nam chọn cách đặt tên tòa nhà bằng tiếng nước ngoài để tạo hiệu ứng truyền thông, thu hút khách hàng.
Vấn đề chính, theo phản ánh của các Sở Xây dựng là pháp luật chưa có quy định nào liên quan đến việc  đặt tên cho các dự án nhà ở, trung tâm thương mại. Do vậy, trong quá trình cấp phép xây dựng cho các dự án, các Sở không thể buộc chủ đầu tư các dự án phải dùng tiếng Việt và các chủ đầu tư cũng thỏa sức, mạnh ai người ấy chọn tên ngoại ấn tượng cho dự án của mình.
Nhìn thấy rõ vấn đề này, tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ  Xây dựng đưa ra lấy ý kiến nhân dân, Điều 22 về Nguyên tắc phát triển nhà ở theo dự  án đã bổ sung quy định: “Tên của dự án phát triển nhà ở, của khu nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt Nam và không được viết tắt” (Khoản 3).
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cũng quy định các dự án phát triển nhà ở, ngoài việc nghiệm thu, bàn giao nhà ở khi đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, còn phải được nghiệm thu hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trước khi đưa vào sử dụng.
Sẽ còn nhiều vấn đề cần phải bàn xung quanh tên của các khu nhà ở tại các đô thị  hiện nay, nhưng chắc chắn việc có một quy định cụ thể về cách đặt tên cho các tòa nhà sẽ hạn chế được sự lôm côm, luộm thuộm cho bề mặt các đô thị và cũng sẽ làm giảm bớt tâm lý "sính ngoại" của cả chủ đầu tư và người dân.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản Phú Quốc: cần đột phá về chính sách đất đai

==> Thị trường bất động sản: Thu hồi đất phải bảo đảm quyền lợi cho người dân

Đó là ý kiến của TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, tại Hội thảo khoa học xây dựng Đề án Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc trực thuộc Trung ương vừa diễn ra tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Cơ chế đặc thù về đất đai
Trên cơ sở các đại biểu dự Hội thảo đều thống nhất là cần thiết phải xây dựng mô hình Khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc (Đặc khu Phú Quốc), TS. Trần Du Lịch đề xuất 2 vấn đề hết sức cốt lõi, đó là mô hình chính quyền đặc khu; thể chế và chính sách đặc thù. Trong đó, ông nhấn mạnh khâu đột phá chính sách về đất đai để tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào Đặc khu.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, phải mất nhiều năm mới hoàn thành Đề án Đặc khu Phú Quốc
Vì là mô hình đặc thù mang tính tự chủ tương đối và phù hợp với vị trí địa kinh tế của đảo Phú Quốc, ông Trần Du Lịch cho rằng, cần có cơ chế đặc thù về đất đai cho Phú Quốc.
Ông Trần Du Lịch kiến nghị, nên thay cơ chế thu hồi và giao đất như hiện nay bằng cơ chế “đấu giá quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng”.
Cụ thể, đề nghị Trung ương tạm ứng cho Phú Quốc một khoản vốn nhất định, hoặc Phú Quốc phát hành trái phiếu hay là cả hai nguồn này để chính quyền Phú Quốc trưng mua đất nông nghiệp của người dân, sau đó công khai đấu giá từng lô đất khi đã có quy hoạch sử dụng đất.
Theo đó, giá trưng mua của dân chênh lệch với giá bán lại cho nhà đầu tư (đấu giá) tạo ra phần thu về cho ngân sách, chính quyền Phú Quốc sẽ tính toán lại để chia sẻ lợi ích theo cơ chế 3 bên cùng có lợi (ngân sách địa phương, người dân bị thu hồi đất và nhà đầu tư).
Nguồn thu do chênh lệch đấu giá tạo cho ngân sách địa phương khoản thu lớn sẽ được tái đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật khu vực kế tiếp (nằm trong quy hoạch), tạo sức lan tỏa nhanh để thu hút nhà đầu tư.
“Thêm vào đó, cơ chế trưng mua và đấu giá quyền sử dụng đất sẽ loại bỏ tình trạng đầu cơ, chiếm đất, nâng giá và tham nhũng trong quản lý đất đai”, ông Trần Du Lịch nói.
Minh bạch hóa quản lý sử dụng đất
Để làm rõ hơn về quản lý đất đai theo mô hình Đặc khu Phú Quốc để hạn chế tiêu cực, ông Trần Du Lịch phân tích thêm, đất đai Phú Quốc là sở hữu quốc gia hay sở hữu toàn dân, nhưng từng mảnh đất đã trở thành hàng hóa đặc biệt thì phải thừa nhận tính chất đa sở hữu.
Và dù thừa nhận sở hữu của pháp nhân hay thể nhân, thì tính chất sở hữu đất đai là sở hữu có điều kiện, tức là Nhà nước có quyền quy định mục đích sử dụng thông qua quy hoạch và quyền trưng mua, quyền ưu tiên mua khi cần thiết phục vụ cho quốc phòng, an ninh, công cộng.
Trên thực tế, theo pháp luật đất đai hiện hành, người sử dụng đất có 8 quyền, xét về bản chất, thì đó là quyền sử dụng đất có điều kiện.
“Cụ thể là rừng, biển thuộc sở hữu quốc gia bất khả xâm phạm, được ủy thác cho chính quyền Đặc khu Phú Quốc quản lý và nó không phải là hàng hóa để mua bán. Loại đất thứ hai là công điền - công thổ do Nhà nước đang trực tiếp quản lý cần được được xác lập là tài sản của pháp nhân chính quyền Đặc khu và được quản lý theo chế độ sở hữu nhà nước. Loại đất thứ ba là đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đất ở… đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của pháp nhân hay thể nhân thuộc loại đất sở hữu có điều kiện. Xác định được chính danh thực trạng sử dụng đất như vậy sẽ minh bạch trong quản lý sử dụng đất của Phú Quốc”, ông Trần Du Lịch nêu vấn đề.
Đánh giá tóm tắt về Đề án Xây dựng mô hình Đặc khu Phú Quốc, ông Trần Du Lịch cho rằng, Đề án chưa “đủ đô” đột phá để tạo sức bật cho Phú Quốc, vì chưa đủ lợi thế về thể chế cạnh tranh. Đề án có nêu đột phá về chính sách thuế là cần thiết, nhưng chưa đủ, mà cần đột phá về chính sách và thể chế quản lý đất đai, khai thác có hiệu quả nhất từ quỹ đất để tái đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật.
“Tuy nhiên, dù mô hình hay thể chế nào thì yếu tố con người vẫn là quyết định. Do đó, Đề án nên nghiên cứu thêm về tiêu chí và chính sách sử dụng cán bộ, công chức, nhằm tạo lập đội ngũ cán bộ, công chức của Đặc khu Phú Quốc thực sự là sự lựa chọn tinh hoa.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Thu hồi đất phải bảo đảm quyền lợi cho người dân

==> Thị trường bất động sản: Đòi đổi thẩm phán, khách hàng Splendora vẫn thua kiện

Hôm qua (26/9), tiếp tục chương trình làm việc, các Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã cho ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý như về thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, xử lý sai phạm về đất đai…

Thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người dân
“Chặn” tình trạng thu hồi tùy tiện
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, các quy định về thu hồi đất trong Dự thảo Luật vẫn còn nhiều bất cập, cần bổ sung. Cụ thể, diện thu hồi đất bằng cơ chế hành chính vẫn còn quá rộng. Thêm nữa, khái niệm thu hồi đất cho một số “dự án phát triển kinh tế, xã hội”  dễ bị lợi dụng, cần phải được cụ thể hóa ngay trong Luật (mà không giao cho Chính phủ quy định).
Thừa nhận thực tế khó tìm được sự đồng thuận 100% ở người dân có đất bị thu hồi trong một dự án, gây khó khăn cho chủ đầu tư khiến dự án bị chậm tiến độ, bà Lê Thị Nga cho rằng, nhà đầu tư thường không thích cơ chế tự thỏa thuận với dân, vì cũng có trường hợp việc thỏa thuận kéo dài, ách tắc. Vậy thì cần có quy định với dự án đền bù giải phóng mặt bằng đã được sự đồng thuận của 70 – 80% số hộ có đất thì 20% còn lại cũng phải di dời.
Trước băn khoăn của một số đại biểu (ĐB) nếu không quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang khẳng định sẽ xem xét lại một số khoản, mục tại Điều 62 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để hạn chế tình trạng nói trên.
Đề cập tình trạng khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai diễn biến phức tạp làm mất thời gian của các cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân trong thời gian qua, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Luật Đất đai hiện hành chưa quy định thật cụ thể về thu hồi đất, giá đất không hợp lý, lợi ích giữa nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi còn chênh lệch quá nhiều.
“Tôi đồng tình là việc thu hồi đất được quy định trong Hiến pháp một cách tổng thể, còn Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định cụ thể về từng trường hợp thu hồi đất” - ông Vinh nói. Cũng theo ĐB Vinh, có ý kiến cho rằng Dự luật vẫn nghiêng về tạo thuận lợi cho nhà quản lý và nhà đầu tư mà “nhẹ” về đảm bảo quyền lợi của dân; phải giải tỏa được tâm lý này mới an dân.
Đừng để người dân bức xúc vì dự án “treo”
ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) ghi nhận những tiếp thu, chỉnh lý Dự luật so với Dự thảo được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội trước nhưng ông cho rằng “vẫn chưa triệt để”. ĐB Hương đề nghị bổ sung cả những trường hợp đất bị sụt lún, những trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, thời tiết bất thường khác, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của con người. “Các trường hợp thu hồi đất này không có yếu tố lỗi của Nhà nước, không có yếu tố lỗi của người sử dụng đất, nhưng khi xảy ra thì bà con ở những vùng núi, khó khăn cũng cần được bồi thường và cần được hỗ trợ để ổn định đời sống”.
Liên quan đến trường hợp đất bị thu hồi do quá trình sử dụng vi phạm pháp luật về đất đai, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) phản ánh về thực tế có rất nhiều dự án khu sinh thái, khu du lịch rộ lên một thời, đã được xây dựng dang dở. Thu hồi đất này có đền bù những tài sản trên đất đã xây dựng không?. Không đền bù thì vi phạm quyền tài sản của nhà đầu tư, mà đền thì chi phí rất lớn, lấy ở đâu ra? – ĐB Sinh hỏi.
Quan tâm đặc biệt đến quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, ĐB Đỗ Văn Đương - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp chỉ ra thực tế: “Có hàng triệu hộ dân trong vùng quy hoạch thì quyền sử dụng đất của họ đến đâu, trong khi có dự án treo hàng chục năm, thậm chí cả đời người. Đây là vấn đề rất bức xúc”. Mặc dù đã thấy “thấp thoáng” trong quy định tại Điều 49 Dự thảo Luật nhưng theo ĐB Đương vẫn chưa rõ.
Ghi nhận ý kiến ĐB Đương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý cơ quan soạn thảo, thẩm tra cần quy định làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch nhưng cũng ngăn chặn tình trạng lợi dụng để trục lợi tiền đền bù... Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tới đây.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Đòi đổi thẩm phán, khách hàng Splendora vẫn thua kiện

==> Thị trường bất động sản: Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân bức xúc vì "nắn" phạm vi lấy đất

Chiều ngày 25/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã tuyên án sơ thẩm phiên xử thứ 2 đối với 3 khách hàng kiện chủ đầu tư Dự án Splendora.

Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã mở phiên tòa thứ 2 xét xử vụ án dân sự khách hàng Dự án Splendora kiện Công ty Liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Rất nhiều khách hàng dự án Splendora quan tâm tới kết quả phiên tòa.
Tại phiên tòa, các nguyên đơn gồm ông Vũ Văn Thành, Trần Xuân Hào và Lương Thanh Tú đã đưa ra những chứng cứ, lập luận nhằm yêu cầu phía bị đơn là An Khánh JVC phải thực hiện đúng hợp đồng mua bán, phải gửi Thông báo hoàn tất phần thô của căn nhà và Thông báo thời điểm bàn giao phần thô của căn nhà; Yêu cầu An Khánh JVC bàn giao phần thô của căn nhà; Đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức tuyên hủy Thông báo nộp tiền đợt 2 và Thông báo chậm thanh toán khoản tiền đợt 2.
Tuy nhiên, những yêu cầu trên đã bị Hội đồng xét xử bác bỏ. Đối với yêu cầu An Khánh JVC phải gửi thông báo hoàn tất phần thô, bàn giao phần thô, Hội đồng xét xử cho rằng, do các khách hàng chưa thực hiện nghĩa vụ đóng tiền lần 2 nên không có đủ cơ sở để xác định An Khánh JVC vi phạm hợp đồng để buộc bị đơn phải chịu trách nhiệm.
Hiện dự án Splendora đã hoàn thiện căn nhà và chuẩn bị bàn giao nên yêu cầu bàn giao phần thô không thể thực hiện trong thực tế, nên yêu cầu này không có căn cứ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Vũ Văn Thành cho biết, ông rất thất vọng với phán quyết của Hội đồng xét xử và sẽ cân nhắc việc gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội.
Trước đó, ngày 9/9, Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức cũng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án ông Phùng Tất Thắng kiện chủ đầu tư An Khánh JVC với những nội dung tương tự và Hội đồng xét xử cũng đã bác toàn bộ nội dung khởi kiện của ông Phùng Tất Thắng.
Ông Phùng Tất Thắng cũng đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội.
Ngày 23/9, trước phiên tòa này 1 ngày, ông Vũ Văn Thành đã có "Đơn khiếu nại" gửi Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức khiếu nại bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa vì bà Thủy "không tiến hành thu thập chứng cứ là Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt của căn nhà ông Vũ Văn Thành".
Ông Thành đã yêu cầu thay đổi thẩm phán xét xử vụ việc đối với bà Nguyễn Thị Thu Thủy. Tuy nhiên, yêu cầu này của ông Vũ Văn Thành đã bị Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức bác bỏ.
Được biết, có tổng cộng 18 khách hàng dự án Splendora kiện chủ đầu tư với các nội dung tương tự và đến thời điểm này Tòa án Nhân dân huyện Hoài Đức đã đưa ra xét xử sơ thẩm 4 vụ kiện trên.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân bức xúc vì "nắn" phạm vi lấy đất

==> Thị trường bất động sản: Ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư

Việc điều chỉnh phạm vi lấy đất của Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội đã gây bức xúc cho hàng trăm hộ dân, là một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ dự án.

Tại cuộc gặp mặt lấy ý kiến và trả lời các chính sách giải phóng mặt bằng dự án cầu Nhật Tân giữa các cơ quan chức năng Hà Nội với người dân phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm hộ dân phường Phú Thượng bức xúc về đề xuất điều chỉnh phạm vi cầu Nhật Tân khiến hàng trăm hộ dân vốn không thuộc diện giải tỏa bỗng được yêu cầu di dời để phục vụ Dự án cầu Nhật Tân.

Dự án cầu Nhật Tân đang bị chậm tiến độ mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB) ở Sóc Sơn (hơn 300 hộ dân) và phía Nam cầu (hơn 100 hộ ở quận Tây Hồ).

Liên tiếp các chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thúc tiến độ GPMB song công tác này vẫn chưa có chuyển biến, đặc biệt tại phường Phú Thượng, Tây Hồ.


Người dân bức xúc việc nắn chỉnh phạm vi lấy đất của Dự án cầu Nhật Tân.
Theo Quyết định số 650/QĐ-BGTVT ngày 15.3.2006 đầu tư dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, Bộ Giao thông vận tải giao cho Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tại (TEDI) tổ chức tư vấn lập dự án nằm trong tổng thể quy hoạch chung của TP Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108 ngày 20.6.1998.

Trong suốt quá trình triển khai lập nghiên cứu khả thi dự án cầu Nhật Tân, Bộ GTVT và TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, thống nhất chỉ đạo các cơ quan tư vấn nghiên cứu, khảo sát, thiết kế nút giao liên thông Phú Thượng hoàn chỉnh, đảm bảo mỹ quan và đặc biệt phải phù hợp với quy hoạch lâu dài… Quyết định 650 ngày 15.3.2006 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án cũng nêu rất rõ nút giao Phú Thượng là nút giao khác mức, liên thông dạng hoa thị hoàn chỉnh…

Sau gần nửa năm Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án, ngày 8.8.2006 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đỗ Hoàng Ân ký công văn số 3453/UBND-XDĐT gửi Bộ GTVT đề nghị xem xét chỉ đạo chủ đầu tư và tư vấn dự án điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao với đê Hữu Hồng (đầu phía Nam cầu Nhật Tân - nút giao Phú Thượng) để không cắt vào các khu đất biệt thự D1, D3 (biệt thự Vườn Đào bán đấu giá) và khu đất của Công ty xây dựng giao thông đô thị (nay là Công ty cổ phần) để xây dựng chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn… TEDI đã nghiên cứu, xây dựng và trình phương án điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng theo đúng đề nghị của TP Hà Nội và nhanh chóng được lãnh đạo Bộ GTVT chấp thuận.

Ngay sau khi Bộ GTVT chấp thuận phương án điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng do TEDI trình, UBND TP Hà Nội cũng đã vào cuộc rất khẩn trương chấp thuận các phương án điều chỉnh, bổ sung chỉ giới đường đỏ bờ phía Nam sông Hồng (phía nút giao Phú Thượng tỷ lệ 1/500) thuộc dự án cầu Nhật Tân.

Tại cuộc gặp mặt, hơn 150 hộ dân thuộc các tổ dân phố 47b, c, d phường Phú Thượng, bị thu hồi đất, bày tỏ bức xúc trước sự mập mờ trong quá trình lập, tư vấn, thiết kế và nắn chỉnh quy hoạch nút giao Phú Thượng của Bộ GTVT và TP Hà Nội mà trực tiếp của là TEDI với vai trò là cơ quan chuyên môn tổ chức tư vấn lập dự án và cũng là cơ quan trực tiếp điều chỉnh phương án thiết kế nút giao Phú Thượng.

Người dân cho rằng nếu không điều chỉnh thiết kế nút giao Phú Thượng thì sẽ không có chuyện phải bổ sung, điều chỉnh chỉ giới đường đỏ. Nếu không bổ sung, điều chỉnh chỉ giới đường đỏ thì hơn 150 hộ dân này sẽ không phải rơi vào cảnh bỗng dưng trong diện giải phóng mặt bằng mất nhà, mất đất chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp và các đại gia đang sở hữu các biệt thự hàng chục tỷ đồng trong các khu D1, D3 Vườn Đào. Và họ nói tại cuộc họp như thế là “không thể chấp nhận được”

Trong buổi gặp mặt công bố các chính sách giải phóng mặt bằng dự án cầu Nhật Tân diễn ra ngày 19.9 với sự tham dự của đại diện UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc và UBND quận Tây Hồ, người dân mới “ngã ngửa” khi nghe một cán bộ của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội thông tin: “…TEDI đề xuất phạm vi cầu Nhật Tân vi phạm vào quản lý quy hoạch của TP.Hà Nội…”.

Cũng tại cuộc gặp này khi lý giải câu hỏi của người dân về công văn 3453 ngày 8.8.2006 của UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT điều chỉnh phạm vi lấy đất của nút giao Phú Thượng, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội - cho rằng, đề nghị chỉ là ý kiến của TP Hà Nội còn việc chấp thuận hay như thế nào là do Bộ GTVT quyết định!

Liên quan đến vấn đề này, người dân đã gửi đơn, thư khiếu kiện, tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân phường Phú Thượng, họ chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Thị trường bất động sản: Ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư

==> Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư Hancorp Plaza bị đòi bồi thường 140 tỷ đồng

Nhiều ý kiến ủng hộ vì điều này không làm hạn chế quyền lợi người mua. “Chắc chắn giá thành căn hộ chung cư có thời hạn 70 năm sẽ không giảm so với giá hiện nay nhưng vẫn nên quy định thời hạn sở hữu chung cư trong luật vì nhiều lợi ích khác” - ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, có ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (xem Pháp Luật TP.HCM ngày 25-9). Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
Sở hữu 70 năm không khác lâu dài
Hiện tại TP đã có một số dự án chung cư có quy định thời hạn sở hữu. Chẳng hạn, Công ty Lê Thành đang thí điểm hình thức cho thuê căn hộ trong 49 năm với giá 350 triệu đồng. Một số dự án khác cũng cho thuê đơn giá tính theo tháng, trong thời hạn 6-12 năm như dự án Beehome của chủ đầu tư C.T Group. Ông Nghĩa cho hay sở dĩ căn hộ 49 năm có giá thấp là do không phân bổ giá trị của đất vào giá thành sản phẩm.
“Sau 49 năm, công ty lại cho khách hàng thuê tiếp. Trong khi đó, nếu bán căn hộ thời hạn 70 năm thì chắc chắn chủ đầu tư sẽ phân bổ giá trị đất vào trong giá sản phẩm. Khi đó giá căn hộ cũng không thể giảm được” - ông Nghĩa phân tích.
Việc quy định thời hạn sở hữu chung cư đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang bộ mặt đô thị khi chung cư hết tuổi thọ, xuống cấp, cần phải tháo dỡ. Ảnh: HTD
Đồng quan điểm, ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Nhà Bình Dân, cũng cho rằng quy định sở hữu căn hộ trong 70 năm cũng không khác gì thời hạn sử dụng lâu dài. Do đó giá căn hộ cũng sẽ tương đương căn hộ không quy định thời hạn. Tuy nhiên, ông Tú lo ngại khách hàng không thích loại hình căn hộ này, bởi tâm lý của người Việt Nam là thích sở hữu nhà đất lâu dài để truyền lại cho đời con, đời cháu.
“Trong giai đoạn đầu giao dịch căn hộ có thể sẽ khựng lại một chút do khách hàng chưa quen hình thức sở hữu nhà có thời hạn. Tuy nhiên, khi điều này trở thành phổ biến trong xã hội, người ta cũng sẽ quen dần và chấp nhận được” - ông nhận định.
Ông Hoàng Mạnh Thắng, Phó phòng Công chứng số 7, thì cho rằng thời hạn 70 năm là khá dài. Bởi chất lượng chung cư chỉ khoảng 50 năm là đã xuống cấp nặng, hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cư dân. Theo ông Thắng, điều quan trọng không phải là quy định sở hữu căn hộ trong thời hạn bao lâu mà là chế độ, chính sách giải quyết cho người dân sau thời gian đó ra sao. “Không có việc mất trắng toàn bộ căn hộ khi hết hạn mà người mua sẽ được hưởng những chính sách, quyền lợi về chỗ ở mới” - ông Thắng lưu ý.
Giải quyết được hệ quả khi chung cư hết “đát”
Theo ông Nghĩa, điều được nhất của việc quy định sở hữu căn hộ có thời hạn là đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang bộ mặt đô thị khi chung cư hết tuổi thọ, cần phải tháo dỡ. “Trên thế giới không ai quy định căn hộ chung cư là sở hữu vĩnh viễn. Luật cần quy định rõ về trường hợp nhà ở riêng lẻ và chung cư hết thời hạn thì sẽ được giải quyết ra sao” - ông góp ý.
Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 11, ông Võ Xuân Quang, cho biết thực tế tháo dỡ chung cư cũ để xây mới không mấy khó khăn nếu chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư thỏa đáng. Ông Quang cũng ủng hộ việc luật hóa quy định thời hạn sở hữu chung cư. “Chung cư có nghĩa là nhà chung của nhiều người, người sở hữu căn hộ chung cư bị một số hạn chế là tất yếu. Chung cư có tuổi thọ nên sở hữu căn hộ có thời hạn cũng là hợp lý” - ông Quang góp ý.
Ông Quang cũng cho hay vì không có quy định tuổi thọ, thời hạn của chung cư nên khi một chung cư cũ xuống cấp cần được tháo dỡ thì trước nay chỉ dựa vào căn cứ là “công trình có nguy cơ sụp đổ”. Tuy nhiên, việc xác định công trình có nguy cơ sụp đổ hiện cũng chưa được rõ như cơ chế, cấp nào xác nhận, nguy cơ tới đâu… “Do vậy, việc luật quy định sở hữu căn hộ có thời hạn là một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người mua chứ không phải là giảm quyền lợi của họ” - ông Quang nhấn mạnh.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư Hancorp Plaza bị đòi bồi thường 140 tỷ đồng

==> Thị trường bất động sản: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có khả thi?

Cư dân yêu cầu chủ đầu tư bồi thường số tiền này vì chậm giao nhà, đồng thời muốn xử lý tranh chấp diện tích tầng hầm, sân chung của tòa 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hà Nội).

Các hộ dân tại tòa nhà 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hancorp Plaza - Cầu Giấy, Hà Nội) đang có nhiều vấn đề không nhất trí với chủ đầu tư liên quan đến thời hạn bàn giao căn hộ, phần sở hữu chung, riêng.... Đây là dự án chung cư cao cấp do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Năng Lực, đại diện cư dân cho biết, trong khi công trình chưa đáp ứng các điều kiện nghiệm thu, tường, cột có nhiều vết nứt, thấm nước, thiếu thiết bị, công tác phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo... chủ đầu tư đã mời từng chủ hộ đến ký biên bản bàn giao. "Biên bản yêu cầu cư dân phải thừa nhận đã được bàn giao đầy đủ, đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn, cam đoan không khiếu nại những nội dung trong Hợp đồng mua bán căn hộ. Do đó, nhiều chủ hộ đã không ký vào biên bản này", ông Lực nói.
Vị đại diện cũng cho biết, cư dân đang đòi chủ đầu tư bồi thường 140 tỷ đồng tiền chậm bàn giao nhà. Theo hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên, thời hạn bàn giao là vào quý II/2011, nếu chậm, Hancorp phải đền bù cho khách hàng theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Đến nay đã quá thời hạn 2 năm mà chủ đầu tư vẫn chưa làm thủ tục bàn giao.
Giữa cư dân và chủ đầu tư tòa nhà Hancorp Plaza đang xảy ra khá nhiều mâu thuẫn xung quanh việc bàn giao căn hộ, phần diện tích chung riêng. Ảnh: Anh Quân
"Cuối năm 2012, nhiều khách hàng đã gây sức ép nên chủ đầu tư cho họ vào sửa chữa nhà rồi ở tạm. Đến nay 80% số căn hộ có người ở, nhưng các hạng mục của công trình vẫn chưa được hoàn thiện để bàn giao", ông Lực cho hay.
Các cư dân cũng cho biết, tại hợp đồng mua bán và phụ lục kèm ghi rõ "Nơi để xe thuộc phần sở hữu chung". Tuy nhiên, hiện nay Hancorp tuyên bố toàn bộ tầng hầm là thuộc sở hữu của chủ đầu tư và thu phí đỗ xe tại đây. "Phần diện tích sân chung của tòa nhà cũng bị lấn chiếm làm chỗ để ô tô, xe máy cho khách vào siêu thị, quán cà phê, bia tươi...", một cư dân cho hay.
Đã nhiều lần, nhóm khách hàng gửi đơn kiến nghị về các bức xúc trên đến chủ đầu tư nhưng đến nay, căng thẳng vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, theo các cư dân, tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra bên trong tòa nhà. Nguyên nhân là ở tầng hầm, chủ đầu tư đặt thùng chứa nước thải, không qua xử lý từ khu giết mổ, chế biến thực phẩm tươi sống của siêu thị phía trên đưa xuống.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Xuân Dũng, quyền Tổng giám đốc Hancorp, cho biết chủ đầu tư đang tập hợp tài liệu để tuần sau mời ban quản trị lâm thời lên làm việc, giải quyết dứt điểm tình trạng giằng co giữa hai bên.
"Những vấn đề gì thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, chúng tôi sẽ xử lý đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phía cư dân cũng phải thực hiện đúng quy định trong hợp đồng. Giờ nhà đã xong rồi, khách hàng phải ký nhận bàn giao nhà", ông Dũng cho hay.
Về phần tầng hầm, lãnh đạo Hancorp khẳng định đây là thuộc sở hữu của chủ đầu tư và cư dân phải trả tiền khi đỗ xe. "Chúng tôi thuê đất của nhà nước mất tiền thì giờ phải có nguồn thu để bù vào đó", vị này nói.
Liên quan đến đề nghị bồi thường lãi suất của nhóm cư dân, ông Dũng thừa nhận chủ đầu tư có lỗi trong việc bàn giao nhà chậm. Tuy nhiên, lãnh đạo Hancorp cho biết có một số khó khăn khách quan ảnh hưởng đến tiến độ.
"Ví dụ trước đây, trạm biến áp điện của khu cư dân thường do ngành điện đầu tư nhưng thời điểm chúng tôi xây dựng tòa nhà, chủ đầu tư bắt buộc phải bỏ tiền ra làm. Khoản này cùng với rất nhiều phát sinh khác làm chi phí đội thêm mấy chục tỷ. Tuy nhiên, do bàn giao chậm nên chúng tôi chưa thu phí dịch vụ ngay mà hoãn đến năm 2014. Hiện công ty đang phải bỏ chi phí để phục vụ cư dân", ông Dũng nói.
Riêng việc xử lý rác thải, Quyền Tổng giám đốc Hancorp cho biết vừa thuê một đơn vị vệ sinh môi trường chuyên nghiệp để xử lý.
Những tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư tại các tòa nhà, kể cả chung cư cao cấp vẫn thường xuyên xảy ra tại Hà Nội. Tuy nhiên, cuối cùng, chủ đầu tư thường là bên phải nhượng bộ. Tòa nhà Hancorp Plaza là chung cư cao cấp được các cư dân mua chủ yếu vào năm 2008-2009 với giá 21-25 triệu đồng một m2. Trên thị trường, hiện mỗi m2 được bán khoảng 38-40 triệu.
 
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây