Vẫn chỉ có 208 khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp) tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ cho vay mua nhà ở. Việc giải ngân vẫn được thực hiện nhưng kết quả không như mong đợi.
Tồn kho bất động sản vẫn còn rất lớn. Ảnh: Hoàng Long
Khách hàng cá nhân: khoảng trống trả nợ?
GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, chuyên gia trong
lĩnh vực nhà đất cho biết: Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ vốn đã triển
khai chậm hơn kế hoạch đến 1,5 tháng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ
Xây dựng phải thỏa thuận nhiều vấn đề.
Trong nguyên tắc hoạt động của NH, NH chỉ giải ngân tiền cho những đối
tượng có khả năng trả nợ vay. Vì vậy, trong định hướng hoạt động của gói
hỗ trợ 30.000 tỷ là hỗ trợ cho người thu nhập thấp, người nghèo mua
được nhà. Mà đã cho người nghèo vay, bắt họ chứng minh được khả năng trả
nợ là điều viển vông. Đi vào "thực thi” cho vay gói 30.000 tỷ cũng
thiếu một điểm: "cơ chế nào, hỗ trợ nào để người nghèo, người thu nhập
thấp vay tiền, mua được nhà, để rồi trả được nợ. Đó chính là một câu
chuyện lớn, một câu hỏi lớn đặt ra trong việc triển khai gói hỗ trợ
này”. Ông Võ nói: Cơ quan chủ quản đã không hình dung và đến thời điểm
hiện tại chưa trả lời được câu hỏi này. Vì vậy mới chỉ ít khách hàng cá
nhân được tiếp cận gói hỗ trợ.
Diễn biến sau 2 tháng kể từ ngày triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ, chỉ
có 208 khách hàng được giải ngân. Đây được đánh giá là con số quá khiêm
tốn, quá ít ỏi.
Một khách hàng tên Nguyễn Ngọc Anh (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: Mức
lương trả qua tài khoản của 2 vợ chồng tôi là 14 triệu đồng/tháng không
đủ để chứng minh khả năng trả nợ cho NH. Trong khi đó theo quy định,
người có thu nhập dưới 9 triệu được mua nhà thu nhập thấp.
Việc giải ngân thông thường ưu tiên hơn cho đối tượng công chức, lực
lượng vũ trang hưởng ngân sách nhà nước. Vì vậy, nhiều hồ sơ của khách
hàng khi gửi đến các NH đều bị từ chối.
Theo quy định, muốn vay được tiền hỗ trợ mua nhà từ gói 30.000 tỷ, đối
tượng lao động tự do, kinh doanh cá thể, công nhân phải có đầy đủ các
loại giấy tờ, giấy giấy tạm trú KT3, có tham gia bảo hiểm hơn 1 năm…
Điều kiện ràng buộc này đã gây khó cho hàng vạn người lao động.
Nhiều người đặt câu hỏi, gói 30.000 tỷ đồng đang đi chệch đường ray? Khi các thủ tục tiếp cận vốn quá khó.
Khách hàng doanh nghiệp: Ai giám sát
Theo phân tích của GS.Võ, trong 30.000 tỷ có chia ra phần vốn hỗ trợ DN
30%. Nguồn vốn này muốn giải ngân đơn giản hơn, không khó. Song, phải
minh bạch, công khai khi đưa ra danh sách DN nào được chọn, nhà đầu tư
nào được chọn. Cơ quan quản lý phải giải thích được với công luận tại
sao chủ đầu tư A được mà chủ đầu tư B lại không được. Thậm chí cần lường
trước trường hợp, rất nhiều chủ đầu tư khi thuyết minh dự án với cơ
quan quản lý vay tiền rất hay, nhưng khi triển khai lại khác. Trong khi
đó, cơ chế hàng tồn kho bất động sản lại không giải quyết được.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, gói 30.000 tỷ sẽ dẫn đến 2 tình huống, hoặc
tiếp tục chấp nhận để chính sách chậm đi vào thực tế hoặc đề xuất hoán
đổi mục tiêu 70% cho vay DN, 30% cho vay cá nhân để dễ hoàn thành nhiệm
vụ đề ra. Nếu theo xu hướng thứ hai, gói 30.000 tỉ đồng dễ đi chệch
hướng vì nguồn cung tiếp tục tăng lên trong khi cầu không được chú
trọng, tiếp tục tái diễn tình trạng dư thừa của thị trường bất động sản.
Đứng về phía DN, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất
Lành khẳng định: Gói 30.000 tỷ đồng rõ ràng không nhắm vào hàng tồn kho,
bởi hàng tồn kho chủ yếu là ở các dự án đang dở dang, không thể nào
tiếp cận được nguồn vốn này. Trong khi đó, nhiều dự án mới (không phải
hàng tồn kho) lại được tiếp cận với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng và rầm rộ
khởi công thời gian qua. Cụ thể, Bộ Xây dựng vừa cho biết: Đã có 50 dự
án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô
xây dựng khoảng 34.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
Phải linh động
"Giải ngân an toàn là điều tối quan trọng trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ
nhưng đi kèm liền đó cơ quan quản lý phải linh động điều chỉnh các quy
tắc” - GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN), việc triển
khai trong thời gian đầu chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội do lần đầu
tiên triển khai một chương trình tín dụng ưu đãi dài hơi, nên không
tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. NHNN và Bộ Xây dựng phối hợp chặt
chẽ và đã xử lý một số những vướng mắc trong quá trình triển khai như:
về xác định đối tượng thu nhập thấp, xác nhận thực trạng nhà ở…
Chuyên mục tin tức bất động sản
Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét