Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Thị trường bất động sản: Chất lượng công trình thấp do những bất cập trong quản lý

==> Thị trường bất động sản: Chủ đầu tư Tháp Doanh nhân không được huy động vốn

CafeLand - Mặc dù Việt Nam đổ rất nhiều tiền vào cơ sở hạ tầng nhưng chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện vẫn rất yếu kém và là một trong trong những nút thắt của kinh tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do còn rất nhiều bất cập trọng việc quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Hư hỏng chất lượng công trình sau nghiệm thu vẫn là điều nhức nhối


Gần đây, báo chí đưa tin một số công trình xây dựng của nhà nước sau khi đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn đã có dấu hiệu xuống cấp. Có thể kể đến như công trình bảo tàng Phú Yên với vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng để chào mừng đại lễ ‘Phú Yên 400 năm hình thành và phát triển’, sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết nứt, thấm nước, mối mọt; công trình đại lộ Thăng Long dài 29km là tuyến cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam với vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng được khánh thành nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội sau 6 tháng đưa vào sử dụng đã xuất hiện lún, nứt mặt đường, tạo thành ổ trâu, ổ gà ở nhiều đoạn hay xa hơn là dự án đường cao tốc TPHCM – Trung Lương không đảm bảo chất lượng kết cấu khi mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà sau nghiệm thu, các kết cấu cấp phối, nền đường không đạt độ chặt.
Có lẽ, hiện tượng các dự án xây dựng đầu tư công thể hiện chất lượng xuống cấp sau khi nghiệm thu không phải là chuyện mới, không ít các dự án bị hư hỏng chỉ sau khi được báo chí đưa tin mới tiến hành tìm nguyên nhân và hướng xử lý sự cố hư hỏng. Tuy nhiên, với việc các sự cố ngày xuất hiện càng nhiều đòi hỏi phải có một giải pháp hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng sau nghiệm thu từ đó nâng cao chất lượng các dự án đầu tư công.

Chất lượng một công trình xây dựng được hình thành qua các giai đoạn của một dự án, mỗi giai đoạn gắn liền với trách nhiệm của các bên tham gia vào công trình, trong đó giai đoạn chuẩn bị xây dựng và giai đoạn xây dựng công trình là có ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhiều nhất. Ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng, chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong việc chọn nhà thầu thiết kế, thi công, giám sát và nhà thầu cung cấp trang thiết bị của công trình. Năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và uy tín của các nhà thầu được chọn là một trong những yếu tố mấu chốt tạo nên chất lượng của công trình xây dựng sau này. Ở giai đoạn xây dựng, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công công trình đúng thiết kế được duyệt, nhà thầu giám sát có trách nhiệm giám sát nhà thầu thi công và nhà thầu thiết kế sẽ chịu trách nhiệm nếu công trình thiết kế không đảm bảo an toàn về chịu lực hoặc không đúng theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế.
Tuy nhiên, khi công trình đã được ký biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, việc xác định trách nhiệm các bên khi công trình xảy ra sự cố được tiến hành theo một quy trình mất rất nhiều thời gian và công sức. Theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và nay được thay thế bằng Nghị định 15/2013/NĐ-CP về ‘Quản lý chất lượng công trình xây dựng’ thì khi công trình xảy ra sự cố hư hỏng, chủ đầu tư phải tự kiểm tra, báo cáo hiện trạng công trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp công trình tương ứng, cùng các bên tìm hiểu nguyên nhân và yêu cầu bên thi công khắc phục.

Để có thể sửa chữa hư hỏng công trình, chủ đầu tư cần tiến hành các bước tiến hành gồm có:(1) phân loại sự cố hư hỏng công trình, (2) báo cáo và cung cấp các số liệu về sự cố về UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Bộ Xây dựng trong vòng 24h, (3) Bộ Xây dựng (hoặc UBND tùy theo cấp công trình) sẽ xác định nguyên nhân gây ra sự cố và từ đó bên sai phạm có trách nhiệm khắc phục sự cố công trình.

Hơn nữa, theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, … thì Chủ đầu tư sẽ bị phạt tối đa 30 triệu (điều 15) và nhà thầu thi công sẽ bị phạt tối đa 20 triệu (khoản 1, điểm a điều 27) nếu không chấp hành đúng các quy định về bảo hành công trình. Mức phạt là quá thấp so với những chi phí có thể phải bỏ ra để xử lý sự cố công trình, dù là nhỏ. Do đó, trách nhiệm về chất lượng công trình phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành của các nhà thầu thiết kế, thi công, tư vấn giám sát hay cung cấp thiết bị mặc dù có quy định trong NĐ15/2013/NĐ-CP nhưng thực tế rất khó thực hiện.

Cập nhật thêm tin tức về thị trường bất động sản tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét